column_right getExtensions 1732339692-1732339692

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732339692-1732339692

TRÊN RẺO CAO TÂY BẮC

TRÊN RẺO CAO TÂY BẮC

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:11-04-2023

TRÊN RẺO CAO TÂY BẮC

Trên chân ruộng bậc thang

Người H’Mông thường khuyên con cháu mình: “Tình yêu tốt một thời. Vợ chồng tốt một đời”. Sinh ra, lớn lên và xây dựng gia đình tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá QNCN Sùng A Lu cảm thấy hạnh phúc khi vợ chồng hòa thuận, chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp.

Quê ở bản Xéo Dì Hồ A, xã Lao Chải, năm 1998, A Lu lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau 2 năm phấn đấu, anh viết đơn xin phục vụ quân đội lâu dài. Đến nay, A Lu là người trai duy nhất trong bản theo con đường binh nghiệp, bởi thế, anh không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn của cả dòng tộc. Làm công tác tuyển quân, anh nhiệt tình vận động thanh niên các dân tộc nhập ngũ.

Thiếu tá QNCN Sùng A Lu vận động thanh niên nhập ngũ

Hiện tại, Sùng A Lu là Trợ lý Quân lực, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Mù Cang Chải. Cứ đến mùa tuyển quân, anh không quản đường xa, đến từng nhà có thanh niên đủ tuổi đi nghĩa vụ quân sự để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ họ hoàn thiện hồ sơ. Có những đoạn đường đi xe máy được, nhưng phần lớn, A Lu phải cuốc bộ vì nhà của người H’Mông thường nằm rải rác trên núi cao.

Thượng tá Đỗ Hồng Thành - Chính trị viên Ban CHQS huyện nhận xét: Ở địa phương này, người H’Mông chiếm đa số. Từ ngày về nhận công tác, Sùng A Lu đã phát huy nhiều lợi thế. Đồng chí hiểu tiếng nói và phong tục tập quán của đồng bào ở đây nên việc tuyên truyền, phổ biến và vận động thanh niên lên đường nhập ngũ rất hiệu quả. Năm nào, huyện cũng đạt chỉ tiêu và chất lượng tuyển quân theo đúng quy định của Bộ CHQS tỉnh đề ra.

Vợ chồng anh Sùng A Lu trên nương

Năm 2000 là năm đáng nhớ với Sùng A Lu, anh cưới chị Giàng Thị Dâu. Ở trên non cao này, biết làm việc nhà, biết làm việc đồng áng là điều kiện để xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Trai gái người H’Mông gặp nhau trong lao động và nhờ lao động mà tìm thấy phẩm chất tốt đẹp của nhau. Như lời bài thơ “Lòng tôi” nhắc đến: “Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu. Trai khỏe không biết làm nương cũng hèn”. Và khi đã tâm đầu ý hợp thì họ lại mong ước: “Giá hai đứa lấy được nhau. Sẽ cố làm đủ ăn, đủ mặc”. Tính cách chăm chỉ, chịu khó của chị Dâu là cơ sở để anh Lu đến gặp chị sau lời giới thiệu của cha mẹ hai bên. Chị Dâu kể, khi được giới thiệu, mình chưa biết mặt A Lu. Nhưng biết anh ấy là bộ đội thì mình tự hào vì cả bản, cả xã rất ít người như vậy. Gặp nhau thì thấy A Lu là người đàng hoàng, thẳng thắn, nên mình cảm mến, rồi quyết định về với nhau. Sau ngày cưới, anh A Lu về đơn vị công tác, mình ở nhà cùng bố mẹ chồng. Mọi việc có bố mẹ chỉ bảo. Chị vừa phải chăm lo cho bố mẹ chồng, chăm sóc 2 con và gánh vác việc nhà thay chồng, đặc biệt là khi các con còn nhỏ.

Hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ

Năm 2011, anh A Lu được điều chuyển về cơ quan quân sự huyện Mù Cang Chải công tác. Tranh thủ những ngày cuối tuần, anh thường về giúp đỡ vợ con. Ruộng bậc thang khó có thể sử dụng máy móc, chủ yếu dùng sức người. Gia đình anh chị có 13 thửa ruộng nhưng nằm cách xa nhau. Việc cấy cày, làm cỏ, chăm sóc ruộng đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày của chị Dâu, nên khi có chồng về đỡ đần, chị mừng lắm, ánh mắt lấp lánh niềm vui.

Cuộc sống của gia đình anh Sùng A Lu và chị Giàng Thị Dâu cứ bình dị trôi đi với ắp đầy tình yêu thương của các thành viên dành cho nhau và dành cho quê hương Mù Cang Chải.

Bài và ảnh: NHẬT MINH

BÀI VIẾT NỔI BẬT