column_right getExtensions 1732187997-1732187997

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732187997-1732187997

NHÀ KHOA HỌC NỮ LÊN TUYẾN ĐẦU

NHÀ KHOA HỌC NỮ LÊN TUYẾN ĐẦU

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:24-06-2024

NHÀ KHOA HỌC NỮ LÊN TUYẾN ĐẦU

Nguyễn Thuyên

Bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia gồm nhiều lĩnh vực, đòi hỏi huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Chúng ta luôn khẳng định chủ quyền biển đảo trên thực địa bằng những chứng cớ lịch sử, địa lý và sự hiện diện của cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang; lực lượng thực thi pháp luật; Nhân dân làm ăn, sinh sống trên biển. Đồng hành cùng họ là mặt trận không kém phần khốc liệt và cam go, đó là đấu tranh về pháp lý trên phạm vi toàn cầu. Để những bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với những vùng biển trở thành phán quyết của luật pháp quốc tế là quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ của các nhà khoa học về lịch sử, luật quốc tế và các nhà lãnh đạo, ngoại giao trên mọi diễn đàn quốc tế. Vừa qua, chúng ta đã có một động thái thâm nhập sâu hơn vào hệ thống bộ máy luật pháp quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh tại hội thảo về Biển Đông tại Washington năm 2022

Trong khuôn khổ Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật Biển lần thứ 34 diễn ra từ ngày 10 đến 14-6 tại Trụ sở Liên Hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã chủ trì Hội thảo quốc tế "Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: Thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển" và buổi gặp mặt thường niên của Nhóm bạn bè Công ước Luật Biển (UNCLOS) nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm ngày Công ước có hiệu lực và để công bố việc Việt Nam giới thiệu PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

ITLOS có trụ sở tại Hamburg (Đức), là tổ chức liên chính phủ được thành lập bởi UNCLOS, ký ngày 10-12-1982 tại Vịnh Montego, Jamaica. Các thẩm phán được bầu với nhiệm kỳ 9 năm, quốc tịch được phân bổ theo quy tắc đồng đều, gồm 5 đại diện từ châu Á, 5 người từ châu Phi, 4 người từ các nước Mỹ Latin và Caribe, 4 người từ Tây Âu và các nước khác, cùng ba đại diện từ Đông Âu. Các thẩm phán được các quốc gia thành viên đề cử và sau đó bỏ phiếu để chọn 21 người. Hiện 168 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia UNCLOS, trong đó 27 quốc gia không giáp biển.

Theo Điều 21 của Quy chế ITLOS, cơ quan này có thẩm quyền xét xử, hòa giải bất kỳ tranh chấp nào liên quan việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS. Các tranh chấp có thể liên quan đến việc phân định các vùng biển, hàng hải, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và nghiên cứu khoa học biển. Tòa án phân xử tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của Công ước. Trong một số trường hợp, đương sự có thể là tổ chức quốc tế hoặc doanh nghiệp nhà nước và thực thể tư nhân. Ngoài các quyền tài phán trên, ITLOS còn có quyền đưa ra bất kỳ biện pháp tạm thời nào phù hợp để ngăn chặn tác hại nghiêm trọng với môi trường biển, trong khi chờ bản án được đưa ra. Bản án của ITLOS là cuối cùng, có giá trị bắt buộc thi hành, không được kháng cáo.

UNCLOS mang ý nghĩa lịch sử đối với phát triển luật pháp quốc tế, giữ vai trò "hiến pháp của đại dương". Đây là khuôn khổ pháp lý toàn diện nhất điều chỉnh mọi hoạt động trên biển, tạo cơ sở cho để các nước cùng hợp tác trong quản lý các đại dương và biển trong trật tự và bền vững. ITLOS là cơ quan có vai trò rất quan trọng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ công lý về chủ quyền biển đảo với các quốc gia.

Việc giới thiệu PGS, TS Nguyễn Thị Lan Anh ứng cử vào vị trí thẩm phán ITLOS mang đến hai thông điệp. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Việt Nam giới thiệu ứng viên thẩm phán ITLOS, điều đó chứng tỏ uy tín, vị thế và ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam đã đến độ đủ khả năng tham gia vào những cơ quan quan trọng, có tiếng nói quyết định những vấn đề lớn của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia có liên quan. Thứ hai, người được giới thiệu là chiến sĩ xung kích, đi đầu trên mặt trận bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bằng những giải pháp hòa bình trên phạm vi toàn cầu. Đó là một nhà khoa học nữ, điều đó không chỉ chứng tỏ uy tín cá nhân trước cộng đồng khoa học luật pháp quốc tế về biển; về quan hệ quốc tế mà rộng hơn, còn khẳng định trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh của phụ nữ Việt Nam, có khả năng đảm đương, gánh vác những trọng trách nặng nề mà Đảng, Tổ quốc và Nhân dân giao phó.

Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 12 diễn ra tại thủ đô Washington, Mỹ

Tin tưởng rằng, với bề dày kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đấu tranh trên lĩnh vực luật pháp quốc tế về biển và đại dương sẽ giúp PGS, TS Nguyễn Thị Lan Anh trúng cử Hội đồng thẩm phán ITLOS; tiếp tục cống hiến cho công bằng, công lý, hòa bình thế giới và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Hy vọng, chị sẽ tiếp tục tỏa sáng trong môi trường mới và ngày càng góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ảnh: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT