column_right getExtensions 1750501974-1750501974

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1750501974-1750501974

HỌC BÁC HỒ TỪ ĐIỀU GIẢN DỊ

HỌC BÁC HỒ TỪ ĐIỀU GIẢN DỊ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:25-04-2025

HỌC BÁC HỒ TỪ ĐIỀU GIẢN DỊ

Bài và ảnh: LONG ĐỨC

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ muôn vàn kính yêu, người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người để lại cho hậu thế một di sản tinh thần quý báu là tư tưởng, đạo đức, phong cách…

Hồ Chí Minh có phong cách diễn đạt độc đáo, phản ánh nét tinh hoa bản sắc của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa mang tính đặc sắc của một trí tuệ siêu việt, trải nghiệm hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cương vị công tác trong không gian rộng lớn.

Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc, trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Bác Hồ xác định rất rõ ràng, viết và nói cái gì? Viết và nói cho ai? Người chọn cách diễn đạt rất đa dạng, phong phú, uyên bác đối với các chính khách phương Tây; hàm súc “ý tại ngôn ngoại” đối với bậc đại nho; mộc mạc, giản dị đối với những đồng bào còn ít chữ…

Mục đích của Bác rất giản dị và thiết thực, nói và viết sao cho lý luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người… Người chọn từ ngữ “lời ít nhưng ý nhiều” và đặc biệt, ưu tiên lựa chọn và sử dụng những từ thuần Việt nhằm giữ gìn và làm trong sáng tiếng Việt. Bởi vậy, Người phê bình những cán bộ, đảng viên có “bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài”, thường nói và viết “tràng giang đại hải”, “thao thao bất tuyệt”; dùng từ diễn đạt nội dung không phù hợp với đối tượng.

Những lời khuyên và chỉ bảo của Bác thấm sâu vào lòng người. Học tập phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp mọi người nâng cao khả năng, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp. Diễn đạt thường gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người. Đối với cán bộ, đảng viên, kỹ năng nói và viết lại càng cần thiết, bởi vì họ có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, quản lý, điều hành tại đơn vị thì phải học tập phong cách của Bác Hồ.

Phụ nữ BTL Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thi cán bộ Hội phụ nữ giỏi cấp toàn quân, phía Bắc năm 2023

Học tập, nói thì dễ nhưng làm theo mới khó. Mỗi khi tổ chức học tập, ai cũng chăm chú lắng nghe và tìm hiểu về Bác Hồ, nhưng không phải ai cũng làm theo ngay được. Thậm chí, có người còn cho rằng khó có thể học tập và làm theo Hồ Chí Minh, vì Bác là một vĩ nhân, người thường không thể học và làm theo hoặc làm theo được. Thiết nghĩ, học tập và làm theo Hồ Chí Minh không có nghĩa là bắt chước phong cách của Người một cách máy móc, rập khuôn, mà làm theo bằng những việc cụ thể nhất, gắn với cương vị, chức trách được giao.

Phong cách Hồ Chí Minh là những chuẩn mực cho các quân nhân cách mạng, cũng như đối với mọi người, ai cũng có thể học và làm theo. Điều quan trọng là học cái tinh túy, cái hay trong phong cách diễn đạt của Bác, vận dụng vào thực tế công tác và cuộc sống, đem lại hữu ích cho bản thân và tập thể. Tích cực tự học, tự rèn nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó đặc biệt là luyện viết, rèn nói; lời nói đi đôi với làm. Chỉ như vậy thì việc học tập, làm theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh mới thực sự có ý nghĩa.

Ảnh: TL & TUẤN HUY

BÀI VIẾT NỔI BẬT