column_right getExtensions 1736028940-1736028940

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1736028940-1736028940

ĐỪNG THỜ Ơ TRƯỚC NẠN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

ĐỪNG THỜ Ơ TRƯỚC NẠN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:27-12-2024

ĐỪNG THỜ Ơ TRƯỚC NẠN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Ở nhiều khu vực nông thôn, bên cạnh truyền thống tốt đẹp xóm làng "tối lửa tắt đèn có nhau"; “bán anh em xa mua láng giềng gần” thì vẫn còn những quan niệm cứng nhắc, lạc hậu như “đèn nhà ai nấy sáng”.

Từ suy nghĩ, quan niệm này, đã xảy ra không ít vụ bạo lực gia đình mà chủ yếu là chồng đánh vợ theo kiểu “đóng cửa bảo nhau”, hàng xóm tuy biết chuyện nhưng không can thiệp, coi như không phải chuyện của mình.

Anh K và chị V đều là những người lao động chân tay ở một xóm lao động nghèo thuộc một tỉnh miền Trung. Họ yêu nhau và nên duyên chồng vợ từ năm 2000. Anh K làm phụ hồ, chị V vừa làm ruộng vừa chăn nuôi. Những năm đầu, hai vợ chồng cùng con cái sống vui vẻ, hạnh phúc. Làm thợ hồ, hết giờ làm, cứ vào buổi chiều là nhóm thợ lại rủ anh K "lai rai" vài chén rượu, cốc bia. Lâu dần, anh K trở nên nghiện rượu. Ngày nào anh cũng uống, có lúc anh ngồi uống một mình. Uống say, anh K loạng choạng về nhà rồi to tiếng, kiếm chuyện chửi con, đánh vợ và nhiều lần đuổi vợ con ra khỏi nhà. Lâu thành quen, chuyện anh K nhậu say xỉn về nhà vào tối muộn và chửi mắng, đánh đập vợ con xảy ra như cơm bữa. Bà con hàng xóm cũng đã "quen tai" nên hầu như không bận tâm. Nhiều lần có ý định viết đơn ly hôn, nhưng vì thương con chưa đến tuổi trưởng thành nên chị V đành nhẫn nhục chịu đựng.

Thời gian trôi đi, ba đứa con của vợ chồng anh K lớn hơn, đã nhận thức được hành vi bạo lực gia đình của bố. Mỗi lần chứng kiến cảnh bố bạo lực với mẹ, chúng biết lao vào can ngăn, rồi biết báo chính quyền địa phương can thiệp. Trưởng thôn đến nói chuyện, khuyên răn anh K; công an xã mời anh ra trụ sở để làm việc. Một, hai lần đầu, anh K vẫn ngang nhiên chối cãi, lý giải "đây là việc riêng của gia đình". Tuy nhiên, nhờ sự phân tích, giảng giải hợp lý, hợp tình của cán bộ, dần dần anh K hiểu hành vi bạo lực gia đình, đánh đập vợ con là vi phạm pháp luật và viết bản cam kết, hứa sẽ không uống rượu say xỉn, không đánh chửi vợ con... Thật mừng là anh K đã thực hiện lời hứa của mình. Anh bỏ hẳn rượu, bia, không la cà hàng quán, biết chăm lo gia đình. Người con đầu của vợ chồng anh đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nay có nghề nghiệp ổn định; hai con còn lại đang học đại học. Ngoài việc trở thành người chồng, người cha tốt, anh K còn tham gia tích cực vào các hoạt động của xóm làng. Gia đình anh K được công nhận là gia đình văn hóa của thôn.

Từ chuyện của gia đình anh K cho thấy, ở không ít làng quê hiện nay vẫn còn tình trạng người vợ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Hầu hết chị em vì thương con mà cố chịu đựng, không trình báo chính quyền, cơ quan chức năng, cũng không chia sẻ với bà con lối xóm. Điều đáng nói là tuy hàng xóm biết chuyện nhưng nhiều người tỏ thái độ thờ ơ vì quan niệm đó là "chuyện nhà người ta", gián tiếp tiếp tay cho tình trạng này... Thiết nghĩ, để ngăn chặn, hạn chế bạo lực gia đình, trước hết, mỗi người vợ phải biết lên tiếng, không nên im lặng trước những hành vi bạo lực, trong đó cần tìm đến chính quyền, các đoàn thể địa phương để can thiệp, xử lý... Bên cạnh đó, bà con lối xóm cần quan tâm, chia sẻ, khuyên giải kịp thời. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhất là tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân.

VĂN TOẢN

BÀI VIẾT NỔI BẬT