column_right getExtensions 1732186266-1732186266

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732186266-1732186266

GIAO THỜI

GIAO THỜI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:22-05-2024

Tác phẩm
GIAO THỜI

Thông tin tác phẩm:

  • MS bình chọn: 263
  • Hạng mục thi: Người lớn
  • Tác giả: Trung úy Phạm Nguyễn Duy Nhân, Trợ lý Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định
  • Link bình chọn: Ấn vào đây hoặc quét QR Code bên dưới

 

Thông điệp tác phẩm:

Không phải là một họa sĩ, nhưng với niềm đam mê hội họa và mong muốn bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề “Bình đẳng giới”, tôi đã quyết định thử sức với cuộc thi này. Tôi đã mất hai tuần lên ý tưởng, lựa chọn các loại màu vẽ thân thuộc và bộ họa cụ sẵn có để thực hiện bài dự thi theo từng cung bậc cảm xúc từ quá khứ đến hiện tại. Vì tôi tin chắc rằng, chúng ta đang tự viết nên lịch sử của chính bản thân mình. Mỗi nét vẽ là một câu chuyện, mỗi sắc màu là một thông điệp.

Tôi và các bạn đều có quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực trước pháp luật, nhưng định kiến của xã hội là vấn đề trôi nổi hàng thập kỷ qua mà chúng ta chưa thể giải quyết được: “trọng nam khinh nữ”, “miệt thị về giới”… dẫn đến “bạo lực tinh thần và thể xác”. Rất nhiều cái kết thảm khốc từ định kiến xã hội này là phá bỏ thai nhi, chà đạp danh dự nhân phẩm của người khác, dẫn họ đến bước đường cùng là cái chết.

Nhưng chúng ta cần nhìn nhận lại rằng, lịch sử Việt Nam đã chứng minh, nữ giới không hề thua kém nam giới, các xu hướng giới khác họ cũng mang nhiều tài năng đặc biệt để cống hiến cho xã hội, cho đất nước Việt Nam này ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”. Nhưng chúng ta không thể quên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”

Với ý chí, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, trả nợ nước, rửa thù nhà, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã làm cho Nhà Hán một phen khiếp vía, trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của toàn dân tộc, là dấu son đầu tiên khẳng định vai trò, năng lực của người phụ nữ trong xã hội.

Trong Thời đại Hồ Chí Minh, “Bùn – Máu và hoa”, với lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

 “

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”.

Lời kêu gọi của Bác không có sự phân biệt về giới. Trong khói lửa đạn bom, chỉ thấy những ánh mắt kiên cường bất khuất, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh…

“Đêm chong đèn, ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa…”

Chúng ta có một người thiếu nữ anh hùng không sợ họng súng đen ngòm của giặc Pháp. Võ Thị Sáu, chị đòi tháo vải bịt mắt để thấy đất nước của mình lần cuối, chị ngẩng cao đầu, hát vang bài hát “Chiến sỹ Việt Nam”, “Lên Đàng”… Chúng bắn chị một phát đầu tiên, chị không chết, chị vẫn hát, đôi mắt chị nhìn thẳng vào bọn lính đầy thách thức. Chúng đầy dã tâm bắn chị thêm phát nữa, người thiếu nữ ấy vẫn hiên ngang cho đến khi được cởi trói, chị vẫn mở mắt sáng ngời, đóa hoa lêkima tươi cài trên mái tóc như lời người con gái Đất Đỏ nằm nghe biển hát vọng mãi về sau…

Chúng ta có 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc khiến cho đồng đội phải “gào em, khan cả cổ”, 16 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 7 năm 1968, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm – nơi 10 cô gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 làm nhiệm vụ duy trì mạch máu giao thông đang tránh bom. Tất cả các chị đã hy sinh khi đang ở độ tuổi mười tám, đôi mươi và vẫn chưa có ai lập gia đình.

Không có chiến tranh nào không có mất mác, đau thương. Bạn đã trải qua cảm giác mất đi một người quan trọng đối với mình hay chưa?... Ba mươi năm kháng chiến trường kỳ, “chín con biền biệt đi không trở về”. Đó là hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ngồi “Đợi con” bên mâm cơm nồng hương khói khi đất nước đã hòa bình, độc lập. Chín người con trai của mẹ đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ, cứu nước.

Ngày nay, chúng ta được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển, được thụ hưởng những giá trị do mình làm ra. Cha anh đi trước đã đổ xương máu để đổi lại hòa bình, độc lập. Chúng ta phải biết ơn và tôn trọng để xây dựng một Thế giới bình đẳng và tươi đẹp hơn.

Tuy nhiên, việc so sánh, hơn thua giữa nam và nữ, sự miệt thị về giới là rào cản lớn nhất tạo ra những vết nứt của cuộc sống. Bạn có biết việc khó làm nhất trên thế gian này là gì không? Là làm vừa lòng người khác.

Điều tôi muốn nói ở đây là vai trò của giới, mỗi chúng ta đều có thể tự tạo ra giá trị của bản thân, yêu bản thân mình trước, rồi mới thực hiện các thiên chức khác. Dù bạn là ai, thuộc giới tính nào, ở bất cứ cương vị nào, bạn luôn có quyền được hạnh phúc; hãy luôn sống hết mình, vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì sự tiến bộ chung của xã hội, hãy ngưng phân biệt đối xử về giới. Đó là thông điệp mà tôi muốn gửi đến mọi người.

  • Video thuyết minh bài dự thi

BÀI VIẾT NỔI BẬT