column_right getExtensions 1732184247-1732184247

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732184247-1732184247

ĐỌC SÁCH VÀ CON ĐƯỜNG GIAN NAN VẠN DẶM

ĐỌC SÁCH VÀ CON ĐƯỜNG GIAN NAN VẠN DẶM

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:14-07-2024

Sách mới của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam

Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm

Cuốn sách là những suy tư, trăn trở của tác giả về thực trạng giáo dục và văn hóa đọc ở Việt Nam. Bằng những trải nghiệm của cá nhân, cũng như qua nghiên cứu, khảo luận và quan sát mình, tác giả mong muốn chia sẻ và đồng hành với phát triển văn hóa đọc cũng như đóng góp cho sự thay đổi giáo dục nước nhà. “Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm” gồm những bài viết tại các buổi nói chuyện về sách, giáo dục hay những phỏng vấn, thể hiện sự dấn thân và tâm huyết của tác giả đối với phát triển văn hóa đọc cũng như thay đổi nhận thức, tư duy giáo dục.

Bìa cuốn sách

Trong sách, tác giả Nguyễn Quốc Vương công bố bản dịch hoàn chỉnh các văn bản luật, quy định của Nhật Bản liên quan tới tổ chức thư viện, khuyến đọc và phục hưng văn hóa đọc. Hai bài khảo sát thực trạng đọc sách tại xứ sở mặt trời mọc, cung cấp một tham chiếu độc đáo đối với Việt Nam hiện nay trong nỗ lực cải thiện và nâng cao dân trí nói chung thông qua khuyến đọc. Vì vậy, bên cạnh việc truyền cảm hứng đọc sách, cuốn sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam.

Bằng những trải nghiệm cá nhân cũng như dấn thân với văn hóa đọc, tác giả hy vọng cuốn sách sẽ góp phần giúp con đường phát triển văn hóa đọc bớt gian nan. Và khẳng định “Đọc sách là một hình thức học tập mở, có vai trò to lớn và diễn tiến suốt cả đời người, đọc sách không chỉ giúp chúng ta bổ sung kiến thức, bồi dưỡng trí tuệ, không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có về tâm hồn”. “Có sức mạnh nội tâm, con người sẽ không sợ hãi trước các thách thức từ thực tế. Vai trò của đọc sách đối với giáo dục gia đình chính là ở chỗ ấy”.

“Dân chúng biết đọc, ham đọc, có thói quen đọc, sách vở được in ra và bán rộng rãi, dễ dàng là một điều kiện tuyệt vời để truyền bá văn minh, thức tỉnh quốc dân và thay đổi các thói quen tư duy, lề lối cũ. Nếu không có điều kiện đó nước Nhật chưa chắc đã thành công trong thời Minh Trị, cho dù bộ phận tinh hoa và nắm giữ quyền lực chính trị khi đó có “anh minh, sáng suốt” thế nào đi chăng nữa”.

Việc đọc sách không chỉ giúp mở mang tri thức để làm việc, lao động sản xuất mà còn mang đến cho con người sự tinh tế, lòng trắc ẩn, cảm xúc phong phú. Vì thế, “không phải ngẫu nhiên mà một trong những mục tiêu cơ bản của nhiều nền giáo dục là hình thành nên tâm hồn phong phú ở trẻ em. Đọc sách là một phương thức nằm trong đó”.

“Không phải ngẫu nhiên mà trong nhà tù ở các nước tiên tiến, người ta vẫn đảm bảo quyền đọc sách của phạm nhân. Đơn giản vì họ tin đọc sách giúp phục hồi và duy trì nhân tính... Tại trại tạm giam mà tôi thường đến phiên dịch, đầu hành lang nơi những người bước ra từ đó khi được trả tự do sẽ đi qua, có đặt tấm biển lớn với dòng chữ viết kiểu thư pháp chân phương: Là người thì sẽ phạm sai lầm nhưng không để sai lầm lặp lại mới chính là người. Và ở ngay bên dưới là giá sách, tạp chí. Sự sắp đặt ấy là sắp đặt có tính biểu tượng và đầy ý nghĩa.”

*

Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 tại Bắc Giang, tốt nghiệp ngành Lịch sử tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã có 8 năm học tập, nghiên cứu về giáo dục lịch sử tại Nhật Bản. Dành phần lớn thời gian cho công việc viết sách và dịch thuật, anh đã có hàng chục cuốn sách viết về nhiều lĩnh vực như lịch sử học, văn hóa đọc, giáo dục trường học... được xuất bản.

BÀI VIẾT NỔI BẬT