column_right getExtensions 1732196525-1732196525

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732196525-1732196525

THUẬN VỢ, THUẬN CHỒNG…

THUẬN VỢ, THUẬN CHỒNG…

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:01-11-2022

THUẬN VỢ, THUẬN CHỒNG…

Ngày cưới, cô dâu - Trung úy Bùi Thùy Trang, giảng viên Bộ môn Hóa, Khoa Khoa học cơ bản, Học viện Hậu cần (HVHC) cùng chú rể - Trung úy Lê Quang, trợ lý hậu cần ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhận được nhiều lời chúc "Vợ chồng bộ đội hậu cần luôn hạnh phúc và nhiều thành công”...

Ngay từ khi mới về nhận công tác tại Bộ môn Hóa, Khoa Khoa học cơ bản (KHCB) của Học viện Hậu cần (HVHC), Trung úy Bùi Thùy Trang đã bắt tay vào nghiên cứu tổng hợp các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học. Thấy việc hành quân, trú quân và huấn luyện dã ngoại là hoạt động đặc thù; bộ đội sinh hoạt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, nơi có nhiều muỗi, vắt và các loại côn trùng khác, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao, gần đây, chị nghiên cứu biện pháp phòng dịch bệnh từ côn trùng nhằm bảo vệ sức khỏe bộ đội.

Thiếu tá, TS. Bùi Thùy Trang

Hoạt chất DEET có tác dụng phòng, chống muỗi và côn trùng, đã được sử dụng phổ biến ở rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khuyến khích sử dụng DEET trong vùng dịch bệnh do hiệu quả lâm sàng đã được chứng minh, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm đang bán trên thị trường đều nhập khẩu, hoặc của các công ty nước ngoài phân phối, đóng gói tại Việt Nam, giá thành khá cao. Trong nước, chưa có tập thể, cá nhân nào công bố nghiên cứu điều chế hoạt chất này.

Tiến sĩ Bùi Thùy Trang xúc tiến đề tài “Nghiên cứu điều chế hoạt chất diethyltoluamide ứng dụng chống muỗi và côn trùng trong hành quân, trú quân và huấn luyện dã ngoại”, với sự tham gia của Thiếu tá, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Đề tài nhận được sự ủng hộ, khích lệ của lãnh đạo, chỉ huy các cấp. HVHC chấp nhận cho nghiên cứu và triển khai thử nghiệm sau khi điều chế ra hoạt chất. Các đồng nghiệp giúp đỡ thêm về thiết bị phản ứng, máy móc hiện đại để xác định công thức phân tử hợp chất điều chế và độ tinh khiết của sản phẩm. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 301 (Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) cùng với cán bộ, học viên lớp B 150B, hệ đào tạo sau đại học của HVHC nhiệt tình tham gia thử nghiệm sản phẩm của đề tài.

Đề tài được triển khai trong thời gian Covid-19 bùng phát; việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tìm nguồn mua hóa chất. Mua được rồi, hóa chất lại về rất chậm. Bên cạnh đó, việc mượn, nhờ phòng thí nghiệm và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật chuyên ngành của đơn vị khác (vì ở HVHC, Bộ môn Hóa, không có các thiết bị chuyên ngành hữu cơ chuyên sâu) trong điều kiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch cũng gặp nhiều trở ngại.

Thời hạn của đề tài chỉ có một năm, quá ít so với công trình nghiên cứu tối ưu hóa quy trình sản xuất sản phẩm. Trong khi đó, nhiệm vụ giảng dạy vẫn là chủ yếu đối với Thùy Trang. Hai cậu con trai, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ mới hơn 1 tuổi đang rất cần vòng tay của mẹ... Bắt tay vào nghiên cứu đề tài, chị cũng đồng thời phải hạn chế chi tiêu cho gia đình để có tiền bổ sung cho chi phí bảo đảm công trình (kinh phí trên cấp khá hạn hẹp).

Thùy Trang (thứ ba, từ phải sang) tại lễ vinh danh Phụ nữ Quân đội tiêu biểu (2012-2022)

Khó khăn không cản được ý chí quyết tâm của Thùy Trang. Chị chú trọng tổ chức nhóm rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch thực nghiệm một cách nghiêm túc. Chạy đua với thời gian nhưng vẫn phải giữ nguyên tắc của quy trình nghiên cứu. Các phản ứng hóa hữu cơ diễn ra trong thời gian dài, xử lý phản ứng cần nhiều thì giờ. Thời gian làm thực nghiệm có thể liên tục trong vài ngày mới bảo đảm tiến độ cũng như hiệu suất. Chị sử dụng ngày thứ 7, chủ nhật, các buổi tối và tranh thủ ngoài giờ hành chính để làm thực nghiệm.

Thời gian giãn cách, chị điều hành nhóm tập trung nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài, xem xét các yếu tố về điều kiện phản ứng; tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp nghiên cứu điều chế. Từ đó, tính toán phương án tối ưu cho việc sử dụng các phương pháp phù hợp với điều kiện trong nước và điều kiện thực tế của đơn vị.

Đêm đêm, Thùy Trang ru con ngủ rồi trở dậy chuẩn bị bài giảng và cặm cụi nghiên cứu điều chế hoạt chất, hoặc viết bài cho các tạp chí khoa học uy tín, đáp ứng yêu cầu về tính cập nhật, tính mới mẻ và tính thời sự… Có đêm, con ốm, trời nổi giông, thiết bị truyền tải điện bị sét đánh hỏng. Tay ôm con nhỏ, mắt thất thần nhìn vào màn hình máy tính chưa kịp lưu văn bản số liệu, chị bật khóc!...

Những lúc như thế, chị cảm thấy kiệt sức, đối mặt với nguy cơ bỏ dở công trình. Song, nghĩ đến bộ đội đang phải chống chọi với muỗi, vắt và các loại côn trùng khác để giữ sức khỏe làm nhiệm vụ, chị lại dấn bước. Chồng chị cứ xong việc cơ quan lại tiếp sức cho vợ bằng cách vừa cổ vũ, động viên, vừa “đảm đang” mọi việc nội trợ, trông nom, chăm sóc các con…

Nhận giải Ba giải Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội, 2022

Công trình hoàn thành, mừng vì thành quả lao động bao nhiêu thì chị cũng vui vì tình bạn, tình đồng nghiệp bấy nhiêu, nhất là với Thiếu tá, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Đề tài đoạt giải Ba giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội. Thiếu tá, TS. Bùi Thùy Trang được vinh danh “Phụ nữ Quân đội tiêu biểu” (2012-2022).

Giờ đây, chị là cán bộ Ban Kế hoạch (Phòng Đào tạo, HVHC), còn người bạn đời, Thiếu tá Lê Quang là Trưởng ban Doanh trại, Phòng Hậu cần, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Họ càng thấm thía những lời chúc trong đám cưới trước đây…

PHẠM XƯỞNG - TIẾN ĐẠT

BÀI VIẾT NỔI BẬT