column_right getExtensions 1733246231-1733246231

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733246231-1733246232

NHỮNG NGƯỜI THỢ CAO SU

NHỮNG NGƯỜI THỢ CAO SU

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-07-2024

NHỮNG NGƯỜI THỢ CAO SU

Sau trận mưa đêm, bầu trời Đăk Kan trong xanh, những tia nắng xuyên qua tán lá cao su, đậu xuống vai những người công nhân cạo mủ. 37 tuổi, chị Trần Thị Hằng có 14 năm gắn bó với Đội sản xuất số 6, Công ty 732, Binh đoàn 15.

Miệt mài trong đêm

Đêm đêm, khi mọi người đã ngon giấc thì trong cánh rừng cao su sâu hun hút le lói ánh đèn. Một giờ sáng là thời điểm cây cao su cho mủ nhiều nhất, tinh khiết nhất. Đèn pin trên trán, với chiếc dao cán dài chừng 80cm, chị Hằng bập những nhát sắc lẹm vào lớp vỏ cao su. Dòng mủ trắng muốt như sữa, chảy xuống chiếc chén để phía dưới vết cắt. Ngó qua, tưởng dễ, nhưng phải có tay nghề mới làm được, phải cạo đúng lớp vỏ thì mủ mới nhiều, nếu cạo phạm vào thịt cây thì sẽ chỉ ra nước. Đường cạo phải đúng độ dốc, có lòng máng, vuông viền, vuông hậu, không lệch miệng, không lượn sóng, không vượt ranh, vượt tuyến. Với nhiều năm kinh nghiệm, chị Hằng được biết đến là công nhân có bàn tay vàng, lượng mủ thu được luôn vượt chỉ tiêu đăng ký. Mỗi đêm, chị và công nhân trong đội cạo từ 500 đến 600 gốc cao su, di chuyển từ gốc này sang gốc khác cũng phải đến vài ki-lô-mét. Ngoài sức khỏe tốt, sự chăm chỉ cần cù, điều quan trọng khác giúp chị Hằng ngày càng gắn bó và trân trọng công việc này đó là tình cảm với đồng đội, với công ty.

Thuộc từng gốc cao su

Tầm 4 giờ sáng, công nhân được nghỉ vài tiếng rồi lại bắt tay đi thu mủ. Đôi chân họ mải miết di chuyển thu mủ không ngừng nghỉ. Niềm vui khi thấy bát nào cũng đầy nhựa trắng, giúp chị Hằng quên hết mệt nhọc. Khác với lúc cạo mủ cao su, ai nấy lặng lẽ làm cho hết phần cây của mình, trong đêm chỉ nghe thấy tiếng rột rột của dao cạo và tiếng côn trùng kêu thì lúc mang những can đầy mủ trắng, đổ vào bể chứa không khí thật vui.

Niềm vui thu hoạch

Là người có tay nghề vững, chị Hằng được chỉ huy đội tin tưởng giao nhiệm vụ hỗ trợ hướng dẫn các công nhân mới. Chị chủ động cầm tay chỉ việc, tỉ mỉ chỉ cách cạo sao cho được nhiều mủ nhất. Với tâm niệm, phải yêu cây cao su như yêu con, thì cây mới cho nhiều mủ, chị động viên toàn đội dành thời gian chăm sóc vườn cây như làm cỏ, bón phân, bôi thuốc phòng trị bệnh. Nhìn vào thành quả của chị Hằng, mọi người đều làm theo, với mong muốn cây cao su phát triển tốt, cho sản lượng mủ cao.

Trước đây, vợ chồng anh Đinh Văn Hùng, người địa phương gặp rất nhiều khó khăn bởi công ăn việc làm không ổn định. Được nhận vào Công ty 723, gia đình cũng đỡ khó khăn phần nào nhưng do tay nghề kỹ thuật còn non, sản lượng thu được không đạt chỉ tiêu, nghề cạo mủ cũng nhiều vất vả nên anh chị thấy nản. Thực hiện mô hình gắn kết hộ, gia đình chị Hằng và gia đình anh Hùng được phân công hỗ trợ nhau. Sau một thời gian, hai nhà trở nên thân thiết, gần gũi. Với kinh nghiệm của mình, vợ chồng chị Hằng hướng dẫn kỹ thuật cạo mủ cao su, cũng như trồng và chăm các loại cây công nghiệp khác. Dần dà, vợ chồng anh Hùng đã vững tay nghề, không những đạt và vượt chỉ tiêu công ty giao, mà còn tự phát triển vườn cây của gia đình.

Hướng dẫn chị em tăng gia sản xuất

Bên cạnh công việc, chị Hằng còn là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Đội sản xuất số 6. Hội viên đa số là người địa phương nên nhút nhát, ngại giao tiếp. Chi hội nắm bắt tâm tư của chị em, động viên họ vượt khó, thay đổi cách nghĩ, thực hiện nếp sống mới, xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Chính sự gần gũi, tinh thần trách nhiệm của chị Hằng đã giúp hội viên thêm tự tin, đoàn kết, giúp nhau cùng vươn lên.

Sinh hoạt Chi hội phụ nữ

Để phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây cao su, vợ chồng chị sắm chiếc xe công nông loại nhỏ. Hằng ngày, xong việc tại công ty, anh chị cho xe đi quanh thôn Cao Sơn, xã Sa Loong để thu gom rác. Đây là hành động tự nguyện, xuất phát từ mong muốn đường làng ngõ xóm luôn sạch sẽ, văn minh, để lan tỏa ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình sống đến bà con trong thôn.

Thu gom rác, giữ sạch môi trường
Tổ ấm

5 năm qua, chị Trần Thị Hằng là hội viên phụ nữ, đoàn viên công đoàn xuất sắc và liên tục là “Chiến sĩ thi đua” cơ sở. Năm 2021, chị đạt danh hiệu “Công nhân ưu tú”. Cuối tháng 12-2023, chị Hằng được tuyển dụng viên chức quốc phòng. Chị tâm niệm, nếu mình cố gắng và tận tâm cống hiến thì mọi nỗ lực sẽ được ghi nhận xứng đáng.

Bài và ảnh: HIỀN GIANG

BÀI VIẾT NỔI BẬT