column_right getExtensions 1714959832-1714959832

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714959832-1714959832

NHƯ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN

NHƯ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:24-08-2022

NHƯ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN

Thương mẹ bị ốm triền miên, thường xuyên phải nhập viện, cô con gái đã nuôi chí trở thành bác sĩ. Đó là câu chuyện 37 năm trước của Đại tá, PGS. TS Nghiêm Thị Minh Châu, Chủ nhiệm Bộ môn - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y). Chị là một thầy thuốc có bề dày kinh nghiệm và nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học, điều trị ung thư.

Đại tá, PGS.TS Nghiêm Thị Minh Châu

Truyền năng lượng tích cực…

Đến nay, bác sĩ Minh Châu không thể nhớ nổi có bao nhiêu ca bệnh hiểm nghèo đã được cứu sống qua bàn tay của chị và các đồng nghiệp trong quá trình gắn bó với chuyên ngành máu - độc - xạ và bệnh nghề nghiệp.

Từ năm 2014, bệnh “Bụi phổi Talc” chính thức được công nhận là bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam với Thông tư số 44/2013/TT-BYT ngày 24-12-2013 của Bộ Y tế. Nhờ đó, những công nhân tiếp xúc với bụi talc trong quá trình làm việc và bị mắc bệnh phổi đều được hưởng chế độ nghề nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết, để có chính sách này, một phần quan trọng là từ luận án tiến sĩ y học của Đại tá Nghiêm Thị Minh Châu, với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh hô hấp của công nhân tiếp xúc với bụi Talc và tổn thương phổi của động vật thực nghiệm”. Đó là kết quả của nhiều năm nghiên cứu về bệnh phổi. Chị tham gia 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và cấp thành phố; chủ trì 01 đề tài nhánh cấp nhà nước, 05 đề tài cấp cơ sở. Các đề tài mà chị nghiên cứu hướng tới đối tượng sinh viên nghiên cứu khoa học và hướng dẫn cho bác sĩ trẻ. Đặc biệt đề tài “Nghiên cứu thời điểm và phương thức thông báo tin xấu cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ung thư”, giúp cho nhân viên y tế, sinh viên có thêm kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ung thư, đồng cảm với người bệnh, nâng cao y đức cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bác sĩ Minh Châu hướng dẫn đồng nghiệp lập kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân

Với thành tích xuất sắc trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, điều trị cho bệnh nhân, cuối năm 2015, TS Nghiêm Thị Minh Châu được cấp trên đề bạt giữ chức Phó chủ nhiệm Bộ môn Y học hạt nhân, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân. Năm 2016, chị được nhận học hàm Phó giáo sư.

Cuối năm 2018, Trung tâm chia tách thành hai đơn vị: Bộ môn - Trung tâm Ung bướu và Khoa Y học hạt nhân thuộc Bộ môn - Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh. Đại tá Nghiêm Thị Minh Châu được giao thêm trọng trách: Bí thư Đảng ủy Bộ môn - Trung tâm Ung bướu, Chủ nhiệm Bộ môn - Trung tâm Ung bướu; Chủ nhiệm Khoa Hóa trị thuộc Bộ môn - Trung tâm Ung bướu. 3 năm liên tục (2017-2019) là Chiến sĩ thi đua cơ sở; năm 2020, chị là Chiến sĩ thi đua toàn quân.

“Hành động gương mẫu của người lãnh đạo, chỉ huy là mệnh lệnh không lời”. Với 20 năm liên tục làm Chủ tịch Hội phụ nữ, bác sĩ Minh Châu giống như một người chị cả trong nghề cũng như trong cuộc sống đời thường. Ở chị luôn đầy ắp nhiệt huyết, trăn trở về công tác hội. Và chị là một điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua phụ nữ toàn quân (2015-2020).

Còn nhớ khi mới đảm nhiệm Chủ tịch Hội phụ nữ, hội viên là những người lớn tuổi hơn mình, bác sĩ Châu đã có phần lo lắng. Song nhờ khiêm nhường học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, giữ mối đoàn kết mà công việc thuận lợi. Ban chấp hành đề xuất với cấp ủy, chỉ huy quan tâm tạo điều kiện cho chị em hoạt động.

Tận tâm vì bệnh nhân và đồng nghiệp

Trong quá trình điều trị, bác sĩ Minh Châu có nhiều bệnh nhân đặc biệt. Mấy năm trước có một bệnh nhân nữ 52 tuổi, người dân tộc Mường ở Hòa Bình, bị ung thư vú nặng. Bệnh nhân bị câm, điếc và tự đến bệnh viện một mình. Tập thể bác sĩ nhanh chóng hội chẩn, kêu gọi toàn trung tâm giúp đỡ bệnh nhân cả về vật chất, tinh thần và chuyên môn. Sau 05 tháng điều trị, bệnh nhân được chuyển về tuyến dưới. Hiện tại, sức khỏe của chị ấy đã ổn định.

Rồi hai đồng nghiệp nữ của chị cũng bị căn bệnh K. Khi phát hiện bệnh, một đồng nghiệp đã khóc rất nhiều. Lần truyền hóa chất đầu tiên, cô ấy hoang mang: Chị có thể ở lại với em hôm nay không? Dù không phải phiên trực nhưng chị đã nói với chồng về lời đề nghị này. Chồng chị ủng hộ. Hôm sau, cô đồng nghiệp nói em không nghĩ là chị ở lại, có chị, em vững tâm hơn nhiều. Vượt qua 12 chu kỳ điều trị, giờ đây cô ấy đã khỏe mạnh và làm việc.

Đồng nghiệp thứ hai, khi phát hiện bệnh, thì suy sụp tinh thần. Chị dành thời gian gần gũi, chia sẻ cùng. Rất may mắn là sau đó nữ đồng nghiệp này đã lấy lại được tinh thần, cùng gia đình quyết tâm chiến đấu với bệnh tật. Nghe đồng nghiệp nói lời cảm ơn chị, rằng như được sinh ra lần thứ hai, chị khiêm nhường, trong cuộc “kéo co” với bệnh tật, mình chỉ giúp bạn thêm một cánh tay để bạn khỏi gục ngã thôi.

Đại tá PGS. TS bác sĩ Nghiêm Thị Minh Châu vừa có sự nghiêm túc của người chỉ huy, lại vừa có sự mềm dẻo, độ lượng. Một tấm lòng yêu thương, chia sẻ và cảm thông của người chị, dìu dắt các đồng nghiệp trẻ trong công việc và cả trong cuộc sống. Vâng, chị là một cánh chim đầu đàn.

ĐỖ THỊ MAI HOA
Học viện Quân y
Ảnh: NGUYỄN KIÊN THÁI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:2
Trong ngày:274
Trong tuần:274
Trong tháng:8464
Cả năm:8464
Tổng lượt xem:8464