column_right getExtensions 1732195345-1732195345

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732195345-1732195345

NGỌN LỬA ĐAM MÊ

NGỌN LỬA ĐAM MÊ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:12-01-2023

NGỌN LỬA ĐAM MÊ

Viện Hóa học Môi trường Quân sự (Binh chủng Hóa học) có chức năng nghiên cứu khoa học - công nghệ các trang bị hóa học, các biện pháp kỹ thuật phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, nghiên cứu công nghệ và tổ chức xử lý ô nhiễm môi trường; quan trắc, cảnh báo phóng xạ-hóa học cho quân đội và quốc gia. Năm 2013, Thạc sĩ chuyên ngành Vật lý lý thuyết và Vật lý toán, Nguyễn Thị Thoa về nhận công tác ở Viện. Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, chị được tin tưởng, giao chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp bộ.

Thiếu tá Nguyễn Thị Thoa tại lễ Vinh danh Phụ nữ Quân đội tiêu biểu (2012-2022)

Năm 2019, chị được Bộ Quốc phòng giao chủ trì thực hiện đề tài thuộc chương trình “Nghiên cứu kỹ thuật, an toàn hạt nhân đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cho quân đội giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng những năm tiếp theo”, mã số KC.AT với nội dung “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cổng giám sát phóng xạ dùng cho người đi bộ và phương tiện cá nhân” (2019 - 2021). Với mục tiêu ngăn chặn việc vận chuyển trái phép vật liệu phóng xạ, hạt nhân và kiểm soát an ninh tại các cửa khẩu, sân bay, cảng biển hay tại các nơi tổ chức sự kiện lớn, hoặc phục vụ các đơn vị có sử dụng phóng xạ cho mục đích nghiên cứu, lưu trữ, y tế, điện hạt nhân để kiểm soát lưu trữ và cảnh báo rò rỉ phóng xạ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt có tính chiến lược lâu dài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trong tình hình mới.

Nhóm tác giả nhận giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2020

Đề tài thuộc lĩnh vực mới, lần đầu thực hiện ở nước ta. Với tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao, chị Thoa đã cùng với nhóm đề tài vừa nghiên cứu, vừa tìm tòi sáng tạo. Năm 2022, chị Thoa cùng cộng sự bảo vệ thành công đề tài và được Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng đánh giá sản phẩm có tính ứng dụng thực tế rất cao.

Nội dung của đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Điện tử hạt nhân, công nghệ thông tin, xử lý ảnh để nhận diện đối tượng. Quá trình thử nghiệm cần nhiều mẫu thử để đánh giá độ ổn định và khả năng báo động giả. Với việc làm chủ các kỹ thuật điện tử và công nghệ vật liệu, nhóm nghiên cứu đã chế tạo cổng giám sát phóng xạ gồm 01 trụ cổng chính, 01 trụ cổng phụ, thành phần chính của mỗi trụ cổng gồm có 03 bộ phận chính: hệ thống ghi đo bức xạ (sử dụng đầu đo plastic và GM), hệ thống xử lý (máy tính và phần mềm hiển thị) và các thiết bị ngoại vi (camera, cảm biến chiếm chỗ, màn hình, bàn phím). Các tham số điều khiển hoạt động của hệ thống cổng giám sát phóng xạ được thiết lập trực tiếp hoặc thông qua phần mềm kết nối với máy tính. Ngoài ra, phần mềm điều khiển hệ thống cổng giám sát phóng xạ còn có chức năng truy xuất dữ liệu quan trắc từ bộ nhớ của thiết bị, truy xuất dữ liệu hoạt động của thiết bị, chức năng này góp phần thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của hệ thống theo thời gian dài. Đặc biệt, việc lựa chọn detector plastic kích thước lớn cho hệ đo phóng xạ cố định là hướng đi mới tại Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với tiềm năng ngày càng phát triển của ngành công nghiệp nước nhà. Hệ thống cổng giám sát phóng xạ đã được kiểm tra hoạt động trong thời gian dài đảm bảo độ ổn định và chính xác, đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động của IEC và các tiêu chuẩn hiện hành.

Sản phẩm “Cổng giám sát phóng xạ kiểm soát phương tiện” trưng bày tại Hội nghị tổng kết Chương trình KH&CN cấp BPQ, mã số KC.AT

Đề tài làm chủ được công nghệ, chủ động và nội địa hóa trong công nghệ chế tạo trang thiết bị quan trắc phục vụ lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân. Giảm nhập khẩu và không phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài. Vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành thiết bị cũng như đào tạo, chuyển giao sẽ đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều so với nhập khẩu.

Bên cạnh đó, chị Thoa còn tham gia thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo trạm quan trắc liên tục bức xạ gamma môi trường dùng cho trạm cố định sử dụng kỹ thuật truyền dữ liệu vệ tinh” giải Nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học, công nghệ Việt Nam (2020); sáng kiến “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm phát triển thuật toán nhận diện đồng vị phóng xạ trên detecto PVTs” được công nhận là sáng kiến loại II cấp Binh chủng (2020 - 2021). Chị còn là đồng tác giả của một số bài báo đăng trên tạp chí trong nước và quốc tế.

Thử nghiệm, kiểm tra tín hiệu đầu vào Thiết bị đo phóng xạ

Với những nỗ lực không ngừng, Thiếu tá Nguyễn Thị Thoa được vinh danh Phụ nữ Quân đội tiêu biểu giai đoạn 2012 - 2022; được Tổng cục Chính trị (TCCT) tặng bằng khen trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ Quân đội lần thứ VII, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII. Năm 2021, chị được nhận tiếp bằng khen của TCCT với thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của phụ nữ...

Phân tích mẫu môi trường

Đến với khoa học bằng niềm đam mê và nỗ lực cống hiến, chị là niềm tự hào của phụ nữ Viện; góp phần thực hiện thắng lợi phong trào “Phụ nữ Viện Hóa học Môi trường quân sự trí tuệ - bản lĩnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới”.

Bài và ảnh: NGUYỄN THỊ THU HÀ

BÀI VIẾT NỔI BẬT