column_right getExtensions 1733246149-1733246149

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733246149-1733246149

MỘT GIỌNG CA BIÊN PHÒNG

MỘT GIỌNG CA BIÊN PHÒNG

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:10-08-2023

MỘT GIỌNG CA BIÊN PHÒNG

Thượng úy QNCN Lê Thị Nhung đến với âm nhạc tựa như hành trình chinh phục những bậc thang của ước mơ. Tới khi về Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng (VCBĐBP) thì giọng hát của cô ngày một thăng hoa.

Thượng úy QNCN Lê Thị Nhung

Sinh ra trong gia đình có bố làm nghề nông, mẹ là giáo viên tiểu học tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, suốt thời ấu thơ, những giai điệu quê hương cứ ngân nga trong tâm trí Nhung qua chiếc radio cũ của bố. Thêm những buổi đi xem mẹ tập văn nghệ ở trường nữa. Chẳng biết tự bao giờ, các nhạc phẩm “Bác Hồ một tình yêu bao la”, “Niềm vui của em”, “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, đã ngấm vào hồn cô bé, tạo niềm đam mê. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghệ thuật Việt Bắc, Lê Nhung học tiếp Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Gắn bó với Đoàn VCBĐBP là một thử thách không nhỏ với cô ca sĩ trẻ. Đoàn thường cơ động biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ biên phòng và đồng bào khắp các vùng biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Tình yêu màu xanh áo lính, nhất là những chiến sĩ biên phòng đã giúp Lê Nhung vững tin vào con đường đã chọn. 6 năm công tác, cô và đồng nghiệp đã có nhiều chương trình biểu diễn ở các vùng sâu, vùng xa, ra quần đảo Trường Sa; đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có những chuyến đi ròng rã hàng tháng trời... Càng đi nhiều, cô càng hiểu thêm về những khó khăn của những người lính quân hàm xanh, những người lính biển và bà con nơi biên giới, hải đảo. Từ sự cảm thông, Lê Nhung thấy mình có trách nhiệm mang lời ca tiếng hát động viên cán bộ, chiến sĩ nơi tuyến đầu.

Những cố gắng không mệt mỏi của cô ca sĩ trẻ được đền đáp bằng sự yêu mến của khán giả. Mỗi lần Đoàn biểu diễn, khán giả thường mong chờ tiết mục của Lê Nhung, đó là động lực giúp cô tự tin phấn đấu hơn nữa.

Hết mình trên sàn diễn

Giọng hát Lê Nhung mang âm hưởng thính phòng, trữ tình và mềm mại, đi vào lòng người một cách nhuần nhị. Chính vì thế mà khi thể hiện ca khúc khó cần kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, cô vẫn biến nó trở nên dung dị, lắng đọng. Luyện tập một ca khúc mới thường mất nhiều thời gian bởi ngoài việc xử lý đúng kỹ thuật, ca sĩ còn phải nghiên cứu sao cho cách thể hiện của mình vừa đúng hồn bài hát nhưng tạo nét riêng, không lẫn với người khác. Nhưng điểm mấu chốt vẫn là tình cảm chân thành và sư nhiệt tình khi biểu diễn…

Năm 2017, Lê Nhung đoạt giải Á quân cuộc thi Sao Mai, khán giả cả nước biết đến cô nhiều hơn. Nhiều ca khúc, MV của Lê Nhung được mọi người đón đợi, thưởng thức. Tìm được chỗ đứng trong lòng khán giả, song ca sĩ vẫn tiếp tục gắn bó với Đoàn, hết lòng với những người lính quân hàm xanh cùng người dân vùng biên, bởi chính họ đã cho cô điểm tựa vững chắc để hết mình với âm nhạc.

Tiếp nối thành công, năm 2018, Lê Nhung cho ra mắt sản phẩm âm nhạc mang tên “Tình rừng”, ngợi ca vẻ đẹp của những người lính biên phòng. Đây là những sáng tác mới phù hợp với chất giọng của cô, một món quà tinh thần ý nghĩa mà Lê Nhung dành tặng những người đồng đội của mình, cũng là sợi dây gắn kết cô và khán giả bền chặt hơn.

Gia đình nhỏ

Điều đặc biệt trong MV “Tình rừng” có sự góp mặt của Thượng úy QNCN Cao Đăng Mạnh, diễn viên múa của Đoàn VCBĐBP, người bạn đời của Lê Nhung. Vừa là vợ chồng, vừa là bạn diễn, họ luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau để ngày càng hoàn thiện hơn. Khi vợ bận lưu diễn thì chồng lo chăm sóc gia đình và ngược lại. Trở về nhà, Lê Nhung vào bếp nấu những món ngon. Năm 2019, bé Hà An chào đời, cuộc sống của cặp đôi Lê Nhung - Đăng Mạnh càng thêm vẹn tròn.

Bài và ảnh: MINH TRÍ

BÀI VIẾT NỔI BẬT