column_right getExtensions 1732273392-1732273392

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732273392-1732273392

NỮ KỸ SƯ GIÀU SÁNG TẠO

NỮ KỸ SƯ GIÀU SÁNG TẠO

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:14-09-2022

NỮ KỸ SƯ GIÀU SÁNG TẠO

Tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông năm 2008, Lê Thị Hằng làm việc tại Trung tâm tối ưu mạng viễn thông - Công ty Công nghệ Viettel, và là nữ duy nhất của phòng nghiên cứu các công nghệ mạng di động mới.

Đại úy Lê Thị Hằng - Viện Hàng không vũ trụ Viettel

Để tích lũy kinh nghiệm, Hằng xin được đi công tác nhiều, đi tối ưu các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh miền Tây và sang cả Campuchia. Có chuyến đi hàng tháng trời với lượng công việc khá nặng, chị làm chẳng khác gì các đồng nghiệp nam. Thậm chí nhiều lúc phân công nhiệm vụ, anh em cũng quên mất rằng Hằng là nữ.

Năm 2011, khi Viện nghiên cứu và phát triển được thành lập, Hằng được lựa chọn chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu, phát triển chế tạo Rađa quân sự. Đây là một lĩnh vực mới, khó, chưa có đơn vị nào ở trong nước nghiên cứu chế tạo, mà chỉ dừng lại ở sửa chữa, bảo dưỡng. Và chị trở thành một trong những người đầu tiên của Viettel tham gia nghiên cứu chế tạo hệ thống ăng ten, đường truyền cho các đài Rađa P18, P19.

Sau hơn 18 tháng, Hằng cùng các đồng nghiệp Phòng Ăng ten miệt mài khảo sát, thiết kế, thử nghiệm ở các học viện, các trạm rađa, sản phẩm đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Đại tá Quách Quang Vinh - Phó cục trưởng Cục kỹ thuật Quân chủng PK- KQ mới tiếp xúc, còn “kiểm tra kiến thức” của Hằng suốt mấy tiếng đồng hồ, vì chưa tin nữ làm trong lĩnh vực này. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, anh Vinh đánh giá rất cao.

Năm 2016, anh Nguyễn Đình Công, Giám đốc dự án (nay là Phó viện trưởng Viện Hàng không vũ trụ, HKVT) nhận nhiệm vụ đặc biệt khó từ Ban Tổng giám đốc Tập đoàn. Anh hỏi Hằng có muốn tham gia dự án không? Lúc đó, chị đang là Phó giám đốc Trung tâm thuộc Viện Rađa, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel. Nếu chấp nhận sang làm dự án thì chỉ là một kỹ sư nghiên cứu bình thường, nhưng Hằng không bận tâm. Nhận thấy sự tin tưởng từ cấp trên, đồng thời cũng muốn thử sức ở lĩnh vực mới hơn, khó hơn, chị đồng ý ngay. Hằng cùng 06 anh em khác chuyển sang dự án mới. Buổi đầu mọi thứ còn rất sơ khai, nhưng với ý chí quyết tâm, niềm đam mê, tinh thần đoàn kết, Hằng và nhóm nghiên cứu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khó khăn mà Ban Tổng giám đốc Tập đoàn tin tưởng.

*

Tham gia dự án, Lê Thị Hằng và nhóm kỹ sư của Viện được giao nhiệm vụ nghiên cứu và làm chủ một công nghệ lõi của sản phẩm công nghệ cao phục vụ quốc phòng mà ta chưa từng tiếp cận. Để có cái nhìn thực tế, nhóm của Hằng quyết định khảo sát một hệ thống của Nga được trang bị tại một căn cứ Hải quân. Bằng sự chân thành, chị và cả nhóm được sự ủng hộ từ các cán bộ căn cứ.

Tuy nhiên, các sĩ quan có trách nhiệm cho biết là chỉ bảo quản và “test” theo quy trình của Nga, chưa mở hoặc tháo lắp bao giờ. Bởi khí tài chỉ ở chế độ kiểm tra chứ cũng chưa từng chuyển sang vận hành thực tế. Nếu cần sửa chữa bảo dưỡng thì phải mời chuyên gia Nga sang làm việc và họ không cho ta chứng kiến khi thao tác. Do vậy, cả nhóm chỉ được xem bài kiểm tra chung trên máy…

Với tư cách trưởng nhóm nghiên cứu của Viettel, Hằng thuyết phục Chủ nhiệm Kỹ thuật căn cứ cho mở nắp chụp để quan sát quá trình hoạt động của hệ thống, đồng thời cho phép lắp một khối bắt bản tin để ghi chép lại các thông tin trao đổi giữa các hệ thống, từ đó sẽ giải mã được cơ chế hoạt động. Đây là một việc chưa có tiền lệ tại căn cứ, vì sợ hỏng hóc khí tài. Ngay cả khi Hằng dám đứng ra chịu trách nhiệm đền bù nếu có sự cố xảy ra, chỉ huy căn cứ vẫn không đồng ý mạo hiểm.

Nghĩ mình cứ chân thành, chắc sẽ “lay chuyển” được. Chị trải lòng về tinh thần, sứ mệnh của Tập đoàn, về các sản phẩm công nghệ cao của Viettel phục vụ bảo vệ Tổ quốc; lại nói về tinh thần dân tộc, tự lực tự cường, về nỗi buồn khi phải chứng kiến sự thiệt thòi của người Việt Nam trước những công nghệ tối tân của nước ngoài.

Cuối cùng, chỉ huy căn cứ đồng ý cho mở nắp chụp và lắp một thiết bị trung gian để bắt bản tin giao tiếp. Khi đã thấu hiểu, các sĩ quan Hải quân cởi mở chia sẻ thân thiết với nhóm hơn rất nhiều, không còn giữ khoảng cách như lúc trước. Nhóm của Hằng mở đầu những khám phá quan trọng cho hệ thống “made by Viettel” sau này và khẳng định con đường đi đúng đắn. Phó viện trưởng Viện HKVT Nguyễn Đình Công nể phục Hằng, còn các đối tác nước ngoài thì ngạc nhiên bởi sự thông minh của một cô gái hiếm hoi trong ngành kỹ thuật gian nan này.

Lê Thị Hằng tham gia lớp huấn luyện quân sự (người thứ 2 từ trái sang)

Giỏi chuyên môn, thạo ngoại ngữ, thông minh, nên trong một chương trình đàm phán nước ngoài về công nghệ cao tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hằng được tiến cử. Đối tác thắc mắc tại sao đoàn Việt Nam có phụ nữ? Họ bảo sao không đổi nam giới, để tiện việc sắp xếp chỗ nghỉ? Kỳ thực, đối tác nghi ngờ khả năng một phụ nữ có thể tham gia nghiên cứu lĩnh vực hóc búa này. Nhưng Viện Hàng không Vũ trụ trả lời: Đây là nhân vật chủ chốt của đoàn, không thể thay thế!

Chỉ đến khi bắt đầu đàm phán, các chuyên gia mới thực sự bất ngờ về cô gái Việt Nam, Lê Thị Hằng. Những gì chị mang đến Thổ Nhĩ Kỳ khiến họ tiếc vì suýt chút nữa đòi đổi người và chỉ muốn được làm việc với chị trong những lần tiếp theo.

Bình dị trong cuộc sống đời thường

Ngay cả trong nước, khi Hằng đi khảo sát tại một đơn vị X, người ta cũng đòi… đổi người chỉ vì “sao lại là nữ”. Nhưng Viettel trả lời: Không thể đổi vì đây là… trưởng đoàn, các anh cứ làm việc đi rồi khắc biết. Và rồi, các đơn vị thật sự ấn tượng bởi sức làm việc, sức sáng tạo của Đại úy Lê Thị Hằng…

LÊ XUÂN ĐỨC

BÀI VIẾT NỔI BẬT