column_right getExtensions 1733246241-1733246241

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1733246241-1733246241

NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:24-05-2023

NGƯỜI LÀM THAY ĐỔI LỊCH SỬ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

Bà Bertha Benz

Cách đây 133 năm, tháng 8-1888, một chuyến đi mang ý nghĩa đặt nền móng cho ngành công nghiệp ô tô thế giới đã diễn ra. Người thực hiện chuyến đi là Bertha Benz, người truyền cảm hứng và là đối tác kinh doanh số 1 của Karl Benz, “cha đẻ” của ô tô hiện đại.

Chào đời năm 1849, thân phụ của Bertha Ringer là một thợ mộc kiêm thợ xây, có đủ điều kiện tài chính để nuôi 9 đứa con hưởng thụ một nền giáo dục đầy đủ. Bertha là con gái thứ 3 trong gia đình, cũng không ngoại lệ. Chính nền tảng kiến thức vững chắc đã góp phần rất lớn vào vai trò quan trọng sau này của bà.

Đồng cam cộng khổ cùng chồng

Mùa hè năm 1870, Bertha Ringer gặp chàng kỹ sư người Đức Karl Benz và tình yêu nẩy nở. Họ cưới nhau ngày 20-7-1872.

Karl Benz, người chế tạo chiếc xe ô tô 3 bánh chạy bằng động cơ đốt trong được gắn ở phía sau có tên gọi Benz Patent-Motorwagen năm 1885. Cùng với chồng, bà Bertha Benz đứng tên trong bằng sáng chế chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới chạy bằng động cơ xăng, năm 1886. Họ đã chế tạo được hai chiếc ô tô chạy xăng đầu tiên với động cơ có công suất từ 1,5 đến 3 BHP (mã lực phanh).

Karl Benz đã phải vật lộn giữa chất lượng chiếc xe với chuyện “cơm áo gạo tiền” để tạo nên thành công cho mình. Thật may mắn, bà Bertha luôn động viên Karl rằng, ông đang đi trên con đường đúng đắn và những sản phẩm của ông là tuyệt vời. Trái với người chồng tài giỏi nhưng tự ti, cố chấp và hay nghi ngờ bản thân, Bertha là một người phụ nữ mạnh mẽ, giàu năng lượng và nghị lực. Bà hiểu những phát minh và cải tiến của chồng mình có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới.

Ngay cả khi Karl Benz thất bại liên tục, bà vẫn luôn tìm cách động viên chồng đứng lên. Không chỉ là chỗ dựa tinh thần, nền tảng kiến thức của Bertha còn trợ giúp Karl Benz vô cùng hiệu quả. Bà luôn là người duy nhất có mặt bên cạnh chồng tại xưởng, liên tục thảo luận và góp ý với Karl Benz về các phát minh của ông và nhờ thế thu được cho mình kiến thức chuyên môn sâu. Các chuyên gia sau này cũng như nhân chứng thời đó đều đồng ý rằng, Bertha hiểu biết về ô tô và động cơ của chúng không kém chồng mình.

Tự lái xe kiểm chứng chất lượng

Tháng 8-1888, Bertha nổi tiếng cả nước Đức khi bà cùng hai con trai Eugen và Ric có chuyến du lịch bằng chiếc Patent Motor Car Model III nhưng không cho ông Karl biết bất cứ điều gì. Bà chỉ để lại cho chồng một mảnh giấy rằng ba mẹ con đã đi về quê ngoại. Tuy nhiên, Bertha lại không thông báo cho Karl biết rằng bà đang lấy một trong những chiếc xe của ông để di chuyển. Karl phát hiện một chiếc ô tô bị biến mất trong nhà máy của mình.

Patent Motor Car, chiếc xe mà Bertha cầm lái khi đó, cũng là chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới. Bertha tin tưởng vào khả năng và tầm nhìn của chồng bằng kiến thức bản thân, quyết định tự thực hiện hành trình đường dài bằng ô tô lần đầu trong lịch sử để chứng minh cái nhìn của mình là đúng đắn, đồng thời ghi lại những cải tiến có thể áp dụng để hoàn thiện phiên bản thương mại. Hành trình dài 194km chạy từ Mannheim qua Heidelberg, Weisloch và kết thúc ở Pforzheim - miền Nam nước Đức. Tuy nhiên, chuyến đi dài đầu tiên của bà và hai người con cũng không thật sự suôn sẻ khi gặp phải một số vấn đề về cơ khí. Khi đang trên đường, bà thấy bình xăng của chiếc xe đã gần như cạn kiệt. Vì vậy, họ phải dừng lại ở một tiệm hóa chất tại Wiesloch để nạp thêm nhiên liệu. Tiệm hóa chất này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và được coi là trạm xăng đầu tiên trên thế giới.

Ngoài ra, Bertha cũng gặp vấn đề trong việc giữ mát cho động cơ. Mỗi khi có cơ hội, ba mẹ con lại tìm nước dội vào động cơ để làm mát. Là người có kinh nghiệm, bà biết rằng nếu không được làm mát, chiếc xe có thể sẽ “nằm đường”. Vài ngày sau, Bertha cùng hai con trở về nhà an toàn. Và đây được coi là hành trình dài đầu tiên của một chiếc ô tô. Lịch sử không ghi lại biểu cảm của Karl Benz khi thấy vợ mình trở về nhưng có lẽ đó là vẻ mặt đầy tự hào pha chút ngỡ ngàng.

Cuộc hành trình đường dài đầu tiên, năm 1888

Bertha và các con đã chứng minh cho Karl thấy rằng, phát minh của ông là một thành công. Quan trọng hơn, bà đã chứng minh điều đó cho các nhà phê bình và cả thế giới rằng, ngành công nghiệp ô tô sẽ sớm phát triển và đây là phương tiện chính để di chuyển cho những chuyến đi dài trong tương lai.

Chuyến đi đưa tên tuổi của Bertha Benz nổi lên và bà được coi là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất đến lịch sử ngành công nghiệp ô tô và là người tài xế đầu tiên trên thế giới. Trong hồi ký (1925) của mình, Karl Benz viết: “Chỉ có một người sát cánh bên tôi khi chuyến tàu cuộc đời dường như đã đắm. Đó là vợ tôi. Bằng lòng can đảm và sự quyết tâm, Bertha đã giương lên cánh buồm của hy vọng”. Chiếc Patent Motor Car Modell III, một bản sao gần như y hệt chiếc mà Bertha cùng 2 người con chạy thử, vẫn đang được lưu giữ tại bảo tàng và là chiếc xe Benz lâu đời nhất còn được bảo quản.

Chiếc xe nguyên mẫu Patent Motor Car Model III

Năm 1906, gia đình họ đã rời khỏi Mannheim và chuyển tới Ladenburg thành lập nhà máy riêng mang tên Karl Benz Sohne. Chiếc xe đầu tiên lăn bánh khỏi nhà máy năm 1908 đánh dấu một chương mới trong nền công nghiệp ô tô toàn cầu. Đây là giai đoạn những cỗ máy cơ khí chính thức thay thế ngựa trở thành phương tiện vận chuyển hàng đầu. Trong suốt quãng thời gian sau này, Karl Benz luôn nhớ công của người vợ đã cùng ông theo đuổi đam mê và giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Hiếm khi Karl xuất hiện trên các lễ trao giải, những bục vinh danh mà không có bà Bertha bên cạnh. Bà đồng hành cùng ông tới cuối con đường khi kỹ sư người Đức này qua đời ngày 4-4-1929.

Karl và Bertha Benz trong chiếc Benz-Victoria trong thập niên 90 (thế kỷ XIX)

Bertha Benz mất ngày 5-5-1944, thọ 95 tuổi, chỉ hai ngày sau khi bà được trường Đại học Kỹ thuật Karlsruhe vinh danh tại buổi lễ sinh nhật của mình, một nơi mà phụ nữ trong thời đại bà không bao giờ được phép học. Tại Đức, một cuộc diễu hành xe cổ kỷ niệm chuyến hành trình lịch sử này của Bertha Benz được diễn ra 2 năm một lần. 10 năm qua, tuyến đường tưởng niệm Bertha Benz đã được công nhận như một con đường di sản công nghiệp của nhân loại.

Bertha Benz có công không nhỏ đưa thương hiệu ngôi sao ba cánh đến thành công như hiện nay

NHU THỤY
(Theo Báo PNVN)

BÀI VIẾT NỔI BẬT