column_right getExtensions 1732348562-1732348562

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732348562-1732348562

NGƯỜI CON CỦA NÚI RỪNG

NGƯỜI CON CỦA NÚI RỪNG

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-08-2024

Người con của núi rừng

NGÔ HÙNG

Ngày còn ở nhà trên buôn, mỗi sáng nghe chương trình phát thanh Quân đội, cô bé người M’Nông là H’Qúy Rơ Chăm lại rạo rực mơ ước trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”. Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2003, chị đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Năm sau, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Đắk Lắk tổ chức thi tuyển Tuyên truyền viên người dân tộc thiểu số có trình độ cấp III trở lên, có năng khiếu ca hát, tuyên truyền, phiên dịch, am hiểu phong tục tập quán đồng bào, chị H’Quý đăng ký, vượt qua vòng thi và được tuyển dụng về công tác tại Đội Tuyên truyền Văn hóa cơ sở, Phòng Chính trị.

Thiếu tá QNCN H'Quý Rơ Chăm

Gắn bó với quân ngũ tròn 20 năm. Sau khi lập gia đình, công việc chuyên môn thường phải đi cơ sở và kiêm nhiệm công tác phụ nữ, chị H’Quý gặp không ít khó khăn. Năm 2018, chị là Chủ tịch Hội phụ nữ Bộ CHQS tỉnh, được Quân khu 5 chọn tham dự Hội nghị sơ kết xây dựng điểm Hội phụ nữ vững mạnh xuất sắc toàn quân (2016-2021) tại Hà Nội do Tổng cục Chính trị tổ chức. H’Quý được phân công chuẩn bị bản tham luận tại Hội nghị, khi ấy con gái mới được 7 tháng tuổi, khiến chị rất lo lắng. Được sự động viên của đơn vị và gia đình, hai mẹ con đã có một hành trình trọn vẹn.

Phần thi chào hỏi do H'Quý xây dựng kịch bản, nhận giải ấn tượng nhất tại Hội thi Dân vận khéo cấp tỉnh (10-2023)

Trước đây, chị H’Quý chưa được đào tạo bài bản nên thiếu kinh nghiệm công tác tuyên truyền. Chị thường tranh thủ ngoài giờ, ngày nghỉ học thêm các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ. Đặc biệt là kỹ năng, phương pháp tuyên truyền vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công việc của tuyên truyền viên ngoài năng khiếu văn hóa, văn nghệ, còn cần rất nhiều kỹ năng viết, nói… Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em sinh sống. Văn hóa, tiếng nói, phong tục, tập quán cũng khác nhau. Bởi vậy, mỗi lần thực hiện nhiệm vụ, chị H’Quý đều nghiên cứu đặc thù của từng địa bàn để tham mưu xây dựng nội dung tuyên truyền cho phù hợp.

Quá trình công tác, chị được Bộ CHQS tỉnh tặng hơn 40 bằng, giấy khen các loại. Năm 2020, chị là nữ duy nhất của Quân khu 5 được tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quân, toàn quốc và được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen. Hai năm liền chị được bình bầu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

Thiếu tá QNCN H'Quý Rơ Chăm nhận giấy khen tại Hội nghị sơ kết 10 năm hoạt động của Đội TTVHCS (7-2023)

Hằng ngày, chị H’Quý cùng với Đội Tuyên truyền văn hóa cơ sở (TTVHCS) tập các ca khúc, vũ điệu mới và xây dựng nội dung, kịch bản chương trình phục vụ nhân dân và cán bộ, chiến sĩ. Toàn đội tham mưu giúp Bộ CHQS tỉnh đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp, kết hợp thực hiện “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc); tạo sự đoàn kết, gắn bó “quân - dân”.

Sau khi phát hiện K tuyến giáp, được phẫu thuật chị H’Quý mất tiếng, tạm thời không nói và hát được. Từ một chủ công của Đội TTVHCS, nguy cơ phải xa rời công việc mà chị đam mê. Nhưng rồi được sự động viên của thủ trưởng đơn vị, của đồng nghiệp và gia đình, chị H’Quý đã kiên trì, vượt lên tất cả. Sau một thời gian chữa trị và luyện tập, chị trở lại với công việc và càng thêm gắn bó với đơn vị.

Hội phụ nữ BCHQS tỉnh tặng quà chị Nguyễn Thị Thành, phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột

Về gia đình nhỏ của chị H’Quý, mọi người hay gọi đùa họ là “vợ chồng tây”, vì anh là người Tây Bắc, còn chị ở Tây Nguyên. Gia đình hai bên đều có người tham gia cách mạng. Người bạn đời của chị là giáo viên dạy lái xe thực hành tại Trường Cao đẳng bách khoa Tây Nguyên.

Gia đình nhỏ

Được làm công việc mà mình yêu thích, có gia đình nhỏ để yêu thương mỗi khi trở về, là niềm hạnh phúc của nữ quân nhân người dân tộc M’Nông này. Đây là điểm tựa để Thiếu tá QNCN H'Quý Rơ Chăm nỗ lực học tập nâng cao trình độ, rèn luyện bản thân theo tiêu chí của người phụ nữ Quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Ảnh: NVCC

BÀI VIẾT NỔI BẬT