column_right getExtensions 1732331360-1732331360

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732331360-1732331360

NÉT MỚI Ở MỘT TRƯỜNG MẦM NON

NÉT MỚI Ở MỘT TRƯỜNG MẦM NON

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:17-11-2023

NÉT MỚI Ở MỘT TRƯỜNG MẦM NON

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục với mục tiêu giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm ngôn ngữ, tư duy, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách trẻ. Trường mầm non Sao Mai, Nhà máy Z176 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã triển khai mô hình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” (LTLTT). Đây là quan điểm giáo dục tiến bộ, góp phần định hướng cho quá trình hoạt động và xây dựng môi trường giáo dục mầm non nhằm phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Quá trình được thực hiện đồng bộ và nhất quán trong quy trình giáo dục, phương pháp truyền thụ và đánh giá kết quả.

Giờ hoạt động Montessori với lớp mẫu giáo lớn, 5 tuổi

Xây dựng mục tiêu cuối độ tuổi trong kế hoạch giáo dục được căn cứ vào bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, có bổ sung thêm mục tiêu thực hiện theo phương pháp “phát triển trí tuệ và tự chủ cho trẻ em” (Montessori). Hệ thống mục tiêu cuối độ tuổi được phân bổ về thực hiện trong các tháng của năm học. Ngân hàng nội dung giáo dục được giáo viên tổng hợp phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đối với các hoạt động giáo dục theo Montessori dự kiến thực hiện trong năm được xây dựng căn cứ vào kết quả đánh giá trẻ từ năm học trước và thời điểm trẻ tiếp cận phương pháp để xây dựng nội dung hoạt động phù hợp. Kết quả hoạt động sau mỗi tháng là căn cứ triển khai hoạt động này cho tháng kế tiếp, đảm bảo tính đồng tâm phát triển cho từng cá nhân trẻ. Trong tiến trình năm học, các chủ đề, dự án kết hợp giữa Nghệ thuật sáng tạo; Khoa học; Công nghệ; Kỹ thuật và Toán học (STEAM) được triển khai với sự bàn bạc, thảo luận và lựa chọn. Giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn, gợi ý, khai thác các ý tưởng của trẻ, những vấn đề trẻ quan tâm… Việc điều chỉnh hoạt động trong kế hoạch giáo dục trẻ hằng tháng, hằng tuần, được nhà trường thực hiện linh hoạt. Các hoạt động có thể điều chỉnh theo nhu cầu, hứng thú của trẻ sao cho vẫn đảm bảo thực hiện các mục tiêu cần đánh giá trẻ trong tháng.

Với tuổi mẫu giáo bé, 3 tuổi

Để triển khai tốt mô hình thì việc xây dựng môi trường giáo dục LTLTT hết sức quan trọng. Xây dựng môi trường mang nét đặc trưng của văn hóa lứa tuổi. Đó là, với trẻ: 5 xin (xin phép, xin chào, xin mời, xin lỗi, xin cảm ơn); với cô giáo: 5 luôn (mỉm cười, thấu hiểu, ân cần, giúp đỡ, tận tâm); với phụ huynh: 5 hãy (lắng nghe, thấu hiểu, phối hợp, tôn trọng, chia sẻ). Trong lớp, giáo viên lắng nghe trẻ, chia sẻ, khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, kết nối trẻ với nhau; để trẻ được tự do hoạt động, chủ động lựa chọn trò chơi, đồ chơi, bạn chơi; phụ huynh được khuyến khích tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, tham quan, dã ngoại của lớp, cùng trẻ khám phá kiến thức, rèn luyện kỹ năng mỗi ngày. Các nguyên vật liệu mở và các dụng cụ chế tạo tại góc STEAM cũng được xây dựng, bổ sung và khai thác sử dụng theo dự án. Các nguyên vật liệu chủ yếu do trẻ tự mang đến lớp. Trẻ sắp xếp phân loại và sử dụng vào các hoạt động học tập, vui chơi mỗi ngày. Cô giáo hướng dẫn trẻ sắp xếp tư liệu theo từng môn học như: góc thực hành cuộc sống, góc ngôn ngữ, góc văn hóa, góc toán, góc cảm giác,… được chứa trong những kệ riêng. Các học liệu đều được bố trí trên các kệ có chiều cao trong tầm với của trẻ. Điều này giúp rèn luyện tính tự lập thông qua việc trẻ tự lấy giáo cụ ra học rồi cất lại vị trí cũ sau mỗi hoạt động. Cách thiết kế lớp học Montessori tạo ra một môi trường học tập có nhiều sự lựa chọn cho trẻ. Với ánh sáng tự nhiên, dịu nhẹ, không gian lớp học được thiết kế sạch sẽ và gọn gàng giúp trẻ tập trung sâu vào các bài học.

Độ tuổi nhà trẻ

Các hoạt động STEAM cho trẻ được tự do khám phá đối tượng, nhận diện vấn đề, được tự do chia sẻ những cách giải quyết vấn đề. Giáo viên ghi nhận ý kiến của trẻ, khuyến khích sáng tạo và biến các ý tưởng thành hành động. Trẻ tham gia chủ động vào các hoạt động, được tự do lựa chọn nguyên vật liệu, cách thức thực hiện ý tưởng, tự tìm cách sửa sai nếu có và hoàn thành sản phẩm, tự quyết định sử dụng sản phẩm mình làm ra.

Trong giờ Montessori, trẻ tự quyết định lựa chọn bộ giáo cụ, chọn vị trí hoạt động (trên sàn hay trên bàn), chọn bạn cùng chơi, tự quyết định thời lượng chơi theo nhu cầu của trẻ. Trong quá trình trẻ hoạt động, cô giáo giúp trẻ biết những lỗi sai, gợi ý trẻ tự tìm ra các phương án khắc phục, được khuyến khích sáng tạo với bộ giáo cụ. Khi tham gia hoạt động này, mỗi trẻ hoặc nhóm trẻ với một bộ giáo cụ riêng biệt. Số lượng của mỗi chủng loại giáo cụ là duy nhất, nên đây là cơ hội rất tốt để trẻ học những bài học phát triển kỹ năng xã hội như: biết chờ đến lượt, biết nhường nhịn, biết chia sẻ, biết chấp nhận, biết quan tâm, tôn trọng sở thích, nhu cầu của người khác, biết kiểm soát cảm xúc…

Kết thúc mỗi chủ đề, dự án, giáo viên thực hiện đánh giá các hoạt động (trẻ hứng thú hoặc không hứng thú) nguyên nhân tại sao để kịp thời điều chỉnh trong những chủ đề, dự án kế tiếp. Những kỹ năng hay những mục tiêu nào trẻ chưa đạt sẽ được tiếp tục thực hiện ở các chủ đề dự án tiếp sau.

Ứng dụng Steam, làm lọ cắm hoa, các bé 4 tuổi

Đối với mỗi hoạt động Montessori, giáo viên theo dõi ghi chép tỉ mỉ cho từng trẻ với thời gian cụ thể. Kết quả được tổng hợp cuối năm học và bàn giao cho giáo viên ở lớp kế tiếp để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng trẻ.

Qua 2 năm triển khai ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến trong tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, với sự chủ động, nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên trong ứng dụng Montessori và mô hình STEAM, Trường mầm non Sao Mai đạt được một số kết quả. Trẻ có kỹ năng tốt, có nề nếp, có khả năng tập trung chú ý, cố gắng, kiên trì hoàn thành kết quả hoạt động. Mạnh dạn, tự tin và thỏa sức sáng tạo, phát triển tư duy độc lập, biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để trao đổi, chia sẻ, thuyết phục, biết giải quyết vấn đề. Từ kỹ năng cá nhân, tư duy tốt, giúp trẻ tham gia, thực hiện các hoạt động nhóm, hoạt động cộng đồng.

Trẻ được khuyến khích sáng tạo

Giáo viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, chuyên nghiệp trong phong cách giao tiếp; ứng xử, linh hoạt trong tổ chức hoạt động giáo dục; nắm bắt và hiểu được tâm lý, khả năng ở trẻ, có kỹ năng mềm tốt.

Kết quả điều tra phụ huynh đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của trường hằng năm đều đạt tỷ lệ trên 60%, rất hài lòng trên 35%. Thông qua kỹ năng, kiến thức của trẻ đạt được, sự yêu thích mỗi ngày đến lớp tạo sự yên tâm tin tưởng của cha mẹ trẻ với nhà trường; chương trình giáo dục tạo nền tảng cho sự phát triển và là kết quả đạt được trong triển khai ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào tổ chức các hoạt động giáo dục LTLTT của Trường mầm non Sao Mai.

Thượng tá QNCN NGUYỄN THỊ MINH
Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai
Nhà máy Z176

BÀI VIẾT NỔI BẬT