column_right getExtensions 1732418393-1732418393

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732418393-1732418393

MỘT THOÁNG MIỀN TÂY

MỘT THOÁNG MIỀN TÂY

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:04-04-2023

MỘT THOÁNG MIỀN TÂY

Ngày hội tòng quân năm 2023, trong số hàng nghìn thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long lên đường làm nghĩa vụ quân sự, có 13 bông hồng tình nguyện. Dẫu vẫn biết 24 tháng rèn luyện trong quân ngũ, đối mặt không ít khó khăn nhưng các cô gái vẫn quyết tâm, vững tin sẽ vượt qua thử thách.

Ngụ tại phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Huỳnh Hoàng Anh tốt nghiệp chuyên ngành du lịch Trường Đại học Tây Đô, cô tình nguyện nhập ngũ với sự ủng hộ của cả gia đình. Là nữ duy nhất trong 206 công dân của quận Bình Thủy lên đường đợt này, Hoàng Anh tâm sự: Em muốn được tiếp nối truyền thống gia đình, phục vụ trong quân đội như ba và anh trai. Ba em dặn phải ráng vượt qua khó khăn, làm quen với nếp sống chính quy, giờ nào việc đó và tuyệt đối không được nản chí.

Ba mẹ Huỳnh Hoàng Anh động viên con gái lên đường

Ở phường 7, thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), Phạm Thùy Linh có phần trầm tĩnh hơn. Cô nhẹ nhàng, bật mí rằng trước khi nộp đơn nhập ngũ, đã xin ý kiến ba mẹ nhưng chưa nhận được cái gật đầu. Nhưng rồi Linh cố gắng thuyết phục với lý do tiếp bước ba và ông ngoại, đem kiến thức ngành luật phục vụ quân đội. Sau một tuần, ba mẹ mới đồng ý. Mẹ của Linh, bà Nguyễn Thị Chung, bộc bạch, dù biết con gái sẵn sàng bước vào môi trường quân đội nhưng tôi vẫn thấy lo lo. Mấy đêm rồi, hai mẹ con tâm sự đủ thứ chuyện…

Phạm Thùy Linh và mẹ

Đảng viên trẻ sinh năm 1997, Lê Thị Huỳnh Như, quê ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thì noi theo ông nội và chị gái trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”. Học xong lớp 12, từng thi vào Học viện Quân y nhưng không đủ điểm. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, Huỳnh Như nộp đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự và trúng tuyển. Ông nội là thương binh hạng 3/4, những câu chuyện thời chiến của ông giúp cô cháu nuôi dưỡng niềm tự hào, mong muốn trở thành người chiến sĩ. Chị gái của Như hiện công tác ở Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang. Vượt gần 100km đưa cháu lên Trạm khách T80, chuẩn bị đi huấn luyện ở Quân khu 7, ông Lê Văn Út xúc động: Thấy cháu Như nhiệt tình tham gia chống dịch rồi được kết nạp Đảng khi còn học Cao đẳng, tôi mừng lắm. Chỉ mong cháu đủ sức khỏe, hòa nhập tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ…

Dù đang có công việc ổn định tại một công ty tư vấn pháp lý ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh với mức lương khá, Nguyễn Thị Minh Thư vẫn tình nguyện nhập ngũ. Nói về lý do, cô gái quê ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) cho biết, đơn giản em muốn được rèn luyện trong môi trường quân ngũ để trưởng thành.

Tương tự, Lê Thị Huyền Trân, quê xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cũng xin nghỉ làm ở Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, mức lương gần 11 triệu đồng mỗi tháng để trở thành quân nhân. Tốt nghiệp ngành kế toán Trường Đại học Kiên Giang (2021), Huyền Trân đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng chưa được tuyển chọn. Không bỏ cuộc, năm nay, cô tiếp tục đăng ký và toại nguyện. Bà Trần Thị Thắm, mẹ của Trân, chia sẻ, vợ chồng tôi làm ruộng, thấy con trúng tuyển quân đội thì vui. Chỉ biết mong con ráng theo kịp bạn bè và cố gắng trong mọi việc.

Trường Quân sự Quân khu 7 gặp mặt chiến sĩ mới trước khi bước vào huấn luyện
Bài học đầu đời quân ngũ
Phút giải lao và nụ cười lính trẻ

Tin rằng, với nhiệt huyết và tinh thần cố gắng, cùng trình độ chuyên môn của mình, các nữ tân binh miền Tây sẽ vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng của người chiến sĩ.

Bài và ảnh: CÔNG KHANH - THU OANH

BÀI VIẾT NỔI BẬT