column_right getExtensions 1732201120-1732201120

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732201120-1732201120

MỘT CHUYÊN GIA ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ

MỘT CHUYÊN GIA ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:16-11-2023

MỘT CHUYÊN GIA ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ

Lẽ thường, nhiều người vẫn nghĩ công việc của các nữ quân nhân chủ yếu làm việc nhẹ, như văn thư, thống kê, hậu cần. Thực tế, không hẳn vậy, bởi nhiều phụ nữ mặc áo lính rất giỏi giang. Thượng tá, TS. Nguyễn Thị Lan Phương, Trợ lý Phòng Bản đồ - Viễn thám, Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu (BTTM), là một trong số ấy. Chị là một trong những chuyên gia uy tín của ngành Địa hình Quân sự.

Thượng tá, TS. Nguyễn Thị Lan Phương

Chứng kiến chị Lan Phương tác nghiệp trước sa bàn tương tác và công nghệ CNC phục vụ diễn tập chiến lược miền Trung MT22 (tháng 9-2022) do chị đề xuất, phối hợp với Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tư vấn Tiến Phát, nghiên cứu hoàn thiện cho Cục Bản đồ, một cán bộ đã thốt lên: Đó là một tác phẩm nghệ thuật và cô ấy là một nghệ sĩ. Ngắm giang sơn gấm vóc thu nhỏ vỏn vẹn trong chỉ mấy mét vuông, từng ngọn núi, dòng sông, xóm làng bé xíu hiện lên tinh tế và những thông số, tên gọi từng vị trí trên địa đồ được diễn giải rành mạch, thực sự nể phục trí nhớ và thao tác thuần thục của chị.

Sinh năm 1975, ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, chị Lan Phương về Xí nghiệp Trắc địa, Công ty Trắc địa Bản đồ, thuộc Cục Bản đồ, BTTM. Là nhân viên kỹ thuật mới vài năm tuổi nghề, chị được cấp trên giao phụ trách một tổ kỹ thuật số hóa bản đồ Việt - Lào phục vụ phân giới cắm mốc. Trong điều kiện gấp gáp về thời gian, con nhỏ, chồng đi công tác xa… nhưng chị đã nỗ lực khắc phục khó khăn, để cùng các cán bộ kỹ thuật khác làm việc ngày đêm với tinh thần trách nhiệm cao nhất và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Mô hình địa hình 3D theo công nghệ gia công tạo mẫu nhanh

 

Với quan niệm được làm đúng chuyên môn và làm ra cái đẹp là niềm vui nho nhỏ mỗi ngày, chị Lan Phương chủ động đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ mới, góp phần cải tiến phương thức tổ chức sản xuất phục vụ nhiệm vụ đảm bảo tư liệu địa hình của ngành. Đặc biệt, trong công tác nghiên cứu khoa học, chị luôn bám sát thực tế, thực hiện tốt các nghiên cứu. Kết quả được đưa vào ứng dụng tại các đơn vị, nhà trường trong và ngoài quân đội, góp phần giải quyết nhiệm vụ chuyên môn, sản xuất tư liệu địa hình và đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật. Nhằm đáp ứng chuyên môn, chị Lan Phương đã phấn đấu học tập và trở thành nữ Tiến sĩ đầu tiên của ngành Địa hình Quân sự.

Những kiến thức tích lũy được trong học tập, nghiên cứu và trải nghiệm đã được chị ứng dụng hiệu quả vào chuyên môn. Ngành bản đồ và sa bàn quân sự đòi hỏi tính chính xác cao, yêu cầu khắt khe vì đó là bảo bối giúp quân đội ta nắm bắt được địa hình chính xác nhất. Nhiệm vụ không chỉ cần đến trí tuệ, kinh nghiệm mà còn đòi hỏi sự bền bỉ và cẩn trọng hơn người. Không ngại đi điền dã thực tế, thức trắng nhiều đêm để so sánh, phân tích dữ liệu ảnh viễn thám… Các dự án, đề tài mà chị tham gia đã góp phần tạo ra một hệ thống thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ hoàn chỉnh, kịp thời bảo đảm cho các hoạt động quân sự, quốc phòng của Quân đội; tham mưu hiệu quả giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên bộ, trên biển và hải đảo.

Nghiên cứu thiết kế giải pháp sa bàn tương tác

 

Chị Lan Phương tham gia 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 05 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và biên soạn 03 cuốn sách khoa học công nghệ của ngành, có 23 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, tham dự Hội thảo khoa học và Thông tin địa hình quân sự. Nhiều năm, chị thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, tập huấn và kiểm tra Hội thao kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu của ngành Địa hình Quân sự trong lĩnh vực Bản đồ - Viễn thám - Hệ thông tin địa lý toàn quốc...

Chị được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ tham gia đào tạo kỹ thuật - công nghệ địa hình tiên tiến cho cán bộ kỹ thuật nước ngoài như: Công nghệ Bản đồ số - Viễn thám - Hệ thông tin địa lý (Lào, 2015); Công nghệ thành lập bản đồ số (Campuchia, 2017); Công nghệ Bản đồ số - Viễn thám (Cu Ba, 2017); Biên tập, chế in bản đồ từ cơ sở dữ liệu nền địa lý (Lào, 2019). Nhiều lần, chị có mặt trong các đoàn công tác của Bộ Ngoại giao về thẩm định sản phẩm Bộ bản đồ phân giới Việt Nam - Campuchia.

Một số sĩ quan có kinh nghiệm trong ngành bản đồ - viễn thám các nước đã từng làm việc hoặc trao đổi nghiên cứu với TS. Lan Phương, đều khâm phục chị. Ở những quốc gia mà chị đến làm chuyên gia, hoặc giảng viên, chị luôn nhận được những tình cảm ấm áp, sự tin yêu và trọng thị của các cơ quan hữu quan. Bài giảng của chị không chỉ là các bản cứng, bản mềm mà còn được dựng thành các video công phu và đầy tâm huyết, đã giúp cho người học rất nhiều.

Huấn luyện đội tuyển Kinh tuyến dự Army Games, giành Huy chương Đồng

 

Là Chủ tịch Hội phụ nữ cơ quan Cục Bản đồ, chị cùng Ban chấp hành xây dựng mối đoàn kết, gắn bó; đẩy mạnh các phong trào hoạt động, ủng hộ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng…

Từ năm 2018 đến nay, Thượng tá, TS. Nguyễn Thị Lan Phương liên tục là chiến sĩ thi đua cơ sở; được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng cục Chính trị trao tặng danh hiệu “Phụ nữ tiêu biểu”.

Tuệ Lâm
Ảnh: NVCC

BÀI VIẾT NỔI BẬT