column_right getExtensions 1714378178-1714378178

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714378178-1714378178

MỘT ĐỐI THOẠI XỨNG TẦM

MỘT ĐỐI THOẠI XỨNG TẦM

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:28-04-2023

MỘT ĐỐI THOẠI XỨNG TẦM

“Bình đẳng giới trong chuyển đổi số ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” là đối thoại chính sách do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) Việt Nam tổ chức, vừa diễn ra tại Hà Nội, với sự có mặt của hơn 100 đại biểu gồm lãnh đạo, cán bộ của các bộ, ban, ngành ở trung ương, một số địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội…

Đại biểu các Bộ, ban, ngành, đại diện LHQ và các đại sứ các nước tại Hội nghị

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà - Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia VSTBCPN khẳng định: Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đổi mới và công nghệ trở thành một ưu tiên của Việt Nam trong những năm gần đây. Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Bà Pauline Tamaris - Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam nhấn mạnh, nhiệm vụ xem xét lại các tác động mang yếu tố giới của đổi mới và công nghệ; nêu một số khuyến nghị nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển số bao trùm, công bằng hơn. Bảo đảm các quan điểm về giới trong các chính sách số quốc gia; thúc đẩy giáo dục có chất lượng cho phụ nữ và trẻ em gái về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học; giảm thiểu các tác động bất lợi, mang yếu tố giới của quá trình số hóa; tăng cường thu thập dữ liệu để hiểu rõ hơn các khía cạnh đầy đủ về giới và đổi mới, công nghệ, đồng thời giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến.

Trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu cũng nêu bật tầm quan trọng của chuyển đổi số, coi đây là một “động lực thay đổi” quan trọng đối với bình đẳng giới (BĐG), trao quyền cho phụ nữ, giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới; tập trung thảo luận thực trạng chuyển đổi số hiện nay tại Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong trong kỷ nguyên số ở các lĩnh vực khác nhau.

Gắn với chủ đề toàn cầu của Ngày Quốc tế Phụ nữ: “DigitALL: Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới”; hưởng ứng chủ đề ưu tiên của Khóa họp lần thứ 67 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc (CSW67): “Đổi mới công nghệ và giáo dục trong thời đại kỹ thuật số để đạt được BĐG, trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”; đối thoại ghi nhận, tôn vinh những đóng góp của phụ nữ và trẻ em gái trong đổi mới, công nghệ, giáo dục kỹ thuật số, đồng thời xác định những tác động của chuyển đổi số đối với những nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng về kinh tế, xã hội.

Giám đốc Trung tâm phân tích dữ liệu - Viettel Telecom, Nguyễn Trần Ngọc Linh đại diện Viettel, tham luận tại hội nghị. Chị chia sẻ nhận thức về định kiến giới trong ngành công nghệ, cơ hội được làm tại Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel, nơi phụ nữ được ủng hộ làm công nghệ chuyên sâu với tỷ lệ 36% quản lý đầu ngành là nữ, gấp đôi trung bình của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) toàn cầu. Đồng thời, nêu giải pháp đồng hành cùng Viettel thực hiện trách nhiệm xã hội đối với phụ nữ bằng việc lan tỏa phong trào Women in Data Science (Phụ nữ trong ngành Khoa học dữ liệu, Wids), ủng hộ nữ giới tham gia vào ngành khoa học nền tảng cho các hệ thống AI nói riêng và các ngành công nghệ nói chung, thúc đẩy chuyển đổi số cho đất nước, xóa bỏ định kiến giới trong lĩnh vực công nghệ.

Giám đốc Nguyễn Trần Ngọc Linh tham gia Đối thoại…

Hiện, chị Ngọc Linh đang là đại sứ của Wids tại Việt Nam - tổ chức được thành lập bởi các nữ giáo sư Đại học Stanford Mỹ từ 2015. Đến nay, phong trào đã vươn tới 50 quốc gia với hơn 100.000 người tham gia. Tại Việt Nam, phong trào này được sự bảo trợ của Tập đoàn Viettel và triển khai từ năm 2021 với các chuỗi hội thảo, đào tạo, hướng nghiệp giúp phụ nữ tự tin hơn khi tham gia Wids; đồng thời tôn vinh những phụ nữ thành công trong lĩnh vực nhằm truyền cảm hứng cho nữ giới đặt mục tiêu cao hơn trong ngành công nghệ chuyển đổi số.

Hình ảnh trong nội dung bài phát biểu của Ngọc Linh

Trong tháng 3 năm nay, hội thảo Wids 2023 Việt Nam sẽ được tổ chức tại trụ sở của Tập đoàn Viettel. Thông tin này được chia sẻ tại buổi đối thoại với mong muốn các đại biểu lan tỏa phong trào này để phụ nữ Việt Nam tự tin hơn nữa tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số và xóa bỏ định kiến giới...

Kết thúc, bà Pauline Tamesis phát biểu, bà rất ấn tượng về hoạt động ủng hộ phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ của Viettel qua chương trình “Women in Data Science”. Hy vọng, các doanh nghiệp sẽ có nhiều chương trình như thế này, góp phần vào BĐG và xóa bỏ định kiến giới trong chuyển đổi số.

Các thông tin tại Đối thoại chính sách này sẽ đóng góp vào báo cáo của Việt Nam tại Khóa họp lần thứ 67 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ được LHQ tổ chức tới đây tại New York, Hoa Kỳ.

Bài và ảnh: DIỆP NHI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:5
Trong ngày:2516
Trong tuần:2516
Trong tháng:12918
Cả năm:12918
Tổng lượt xem:12918