column_right getExtensions 1714699322-1714699322

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714699322-1714699322

VỢ CHỒNG NGƯỜI DAO

VỢ CHỒNG NGƯỜI DAO

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:23-09-2023

VỢ CHỒNG NGƯỜI DAO

Họ được sinh ra và lớn lên tại xã Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Anh là Thiếu tá Lý Văn Chuyển, công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện. Chị là Hoàng Thị Bình, cô giáo mầm non.

Thiếu tá Lý Văn Chuyển ở Ban CHQS huyện Văn Yên

Hơn chục năm công tác ở cơ quan quân sự huyện Văn Yên, trợ lý tham mưu Lý Văn Chuyển luôn xác định tốt chức trách, nhiệm vụ. Anh chủ động nghiên cứu, tham mưu giúp chỉ huy các nội dung quân sự, quốc phòng liên quan; thu thập tình hình, phân tích, tổng hợp để báo cáo và xử lý kịp thời các tình huống, nhất là trong thời gian trực cao điểm các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước và địa phương. Tự hào được công tác trên quê hương, anh Chuyển thấy mình phải có trách nhiệm giúp bà con phát triển kinh tế. Phần đông người dân sinh sống ở Văn Yên đều làm nghề nông, và cây quế được coi là cây công nghiệp mũi nhọn bởi vị ngọt đặc trưng nên việc triển khai thực hiện trồng và khai thác quế rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc bảo tồn và giữ gìn giống quế bản địa cũng là điều khiến anh luôn trăn trở. Là người am hiểu phong tục tập quán cũng như thói quen canh tác của người dân, anh Chuyển chịu khó hướng dẫn cho bà con cách canh tác bền vững, góp phần nâng cao đời sống.

Hướng dẫn bà con trồng quế theo phương thức mới

Anh Lý Văn Buôn, người được hướng dẫn trồng quế theo phương thức canh tác mới, cho biết, gia đình có diện tích quế lớn, trồng lâu năm nên đất và cây bị thoái hóa nhiều, năng suất và chất lượng ngày một giảm. Nhờ bộ đội Chuyển về chỉ vẽ cụ thể cách trồng, chăm sóc theo từng giai đoạn, cả nhà làm theo, thấy khác hẳn. Chắc vụ tới, quế sẽ bội thu.

Cô giáo Bình ở trường mầm non

Một ngày làm việc của chị Bình, vợ anh Chuyển bắt đầu bằng những thanh âm trong trẻo, tiếng hát và tiếng nói cười của con trẻ. Cô giáo mầm non không chỉ cần tấm lòng yêu trẻ, mà phải có kỹ năng sư phạm để lắng nghe và chia sẻ. Hầu hết trẻ đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên các cháu thường nhút nhát, khó hòa nhập buổi đầu đến lớp. Nhưng, nụ cười và tấm lòng yêu thương đã giúp chị Bình kiên trì vượt khó từng ngày. Đến nay, chị đã gắn bó với Trường Mầm non Ngòi A được 19 năm.

Cả nhà sum vầy

Hết giờ làm việc, chị Bình trở về với tổ ấm của mình. Hai con gái Diệu Thư và Phương Thúy ngày một lớn khôn, chăm ngoan, học giỏi, chính là “của để dành” của anh chị. Từ khi về làm dâu nhà ông Lý Văn Minh và bà Trần Thị Tốc, chị Bình như vẫn ở nhà bố mẹ đẻ. Từ nếp ăn ở, sinh hoạt đều không mấy khác biệt. Chị được bố mẹ chồng yêu thương hết mực. Ngày con trai còn công tác ở Trung đoàn 82 (Quân khu 2), thì việc nhà đều do ông bà quán xuyến để con dâu yên tâm bám trường. Bà Tốc chia sẻ, nhà làm nông, công việc cũng chỉ loanh quanh ao, đồi, nương nên đỡ đần con dâu được việc gì chúng tôi đều cố gắng, để cháu phấn đấu ngoài xã hội, con trai yên tâm công tác. Nhà cửa lúc nào cũng ríu rít tiếng nói cười…

Bà Tốc hướng dẫn con cháu nữ công gia chánh

Bù lại, anh Chuyển thường về thăm bố mẹ, thăm vợ con, tranh thủ sửa nhà, gặt lúa hay trồng quế... Có được hậu phương vững chắc là bố mẹ suốt một đời hy sinh, là người vợ tảo tần sớm khuya chăm lo cho gia đình, anh Chuyển thấy mình may mắn và hy vọng vào tương lai tốt đẹp đang chờ ở phía trước.

Bài và ảnh: PHƯƠNG CHI

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:5
Trong ngày:1348
Trong tuần:134394
Trong tháng:15985
Cả năm:841767
Tổng lượt xem:5152205