column_right getExtensions 1750501763-1750501763

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1750501763-1750501763

ĐIỂM TỰA CHO QUÂN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

ĐIỂM TỰA CHO QUÂN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:18-05-2025

ĐIỂM TỰA CHO QUÂN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Bài và ảnh: TRẦN THANH HUYỀN

Trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” thì chị Phan Thị Yến đã lên xe hoa cùng chàng Trương Công Toàn, sĩ quan Thông tin thuộc Tiểu đoàn 81, Lữ đoàn 134 (Binh chủng Thông tin Liên lạc). Cứ ngỡ hạnh phía trước sẽ màu hồng, nhưng…

Cặp đôi Toàn Yến kỷ niệm 10 năm ngày cưới

Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thông tin, anh Toàn ra công tác. Cuối năm 2012, trong lần vào Quảng Bình công tác, anh được người chú họ giới thiệu cho một cô nhân viên xinh đẹp đang làm việc ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT, chi nhánh tỉnh. Đó là cô Phan Thị Yến cùng quê ở Tân Kỳ - Nghệ An. Cả hai đều cảm mến nhau ngay từ lần đầu gặp mặt. Hai tháng sau, họ về ra mắt bố mẹ hai bên. Tháng 10-2013, đám cưới được tổ chức trước sự chứng kiến của hai bên gia đình. Sau đám cưới, vợ chồng đưa nhau vào Quảng Bình, thuê căn nhà trọ nhỏ ngay gần cơ quan chị Yến công tác để ở. Còn anh Toàn trở về đơn vị, vợ chồng trẻ cách xa nhau cả trăm km.

Chị Yến thăm chồng tại đơn vị

Năm 2014, cháu lớn Trương Công Phong chào đời, năm 2015, anh chị đón thêm cháu trai thứ hai Trương Công Phú. Nhưng khi cháu được gần 5 tháng, đang trong thời gian nghỉ dưới quê chị thấy con có dấu hiệu bất thường, lên cơn co giật liên tục. Lo lắng, chị gọi điện cho anh sắp xếp công việc về đưa con xuống Bệnh viện Nhi Trung ương để kiểm tra. Bác sĩ cho biết, cháu bị động kinh, chậm phát triển, về cần uống thuốc đều đặn và một tháng sau tái khám.

Đưa con trở về, buổi tối, chị Yến mở bệnh án ra xem lại hồ sơ kết luận con bị động kinh và bại não. Đầu óc chị quay cuồng, chân tay bủn rủn. Kinh tế gia đình lúc này chỉ trông vào đồng lương của anh Toàn, chị nghỉ việc để sinh con. Vợ chồng thao thức, trằn trọc. Biết xoay xở thế nào đây? Những câu hỏi ấy cứ vây bủa trong đầu. Lục giấy tờ, hồ sơ của gia đình thì gặp tấm thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) Quân đội hỗ trợ. Anh nghĩ, con đã thăm khám ra bệnh rồi, từ nay cần kiên trì đưa con điều trị theo chế độ BHYT.

Qua một tuần uống thuốc, chị Yến đưa con ra bệnh viện xã Tân Hương, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định thực hiện thêm những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, phương pháp xét nghiệm dưới hình thức điện não đồ, đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh động kinh. Chuyên gia dùng các điện cực để ghi lại hoạt động điện của não. Nếu trẻ bị động kinh thì mô hình sóng não cũng thay đổi bất thường ngay cả khi chưa lên cơn co giật. Chụp cắt lớp CT, kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh não được cắt ngang, có thể phát hiện những tổn thương của não như khối u hay hiện tượng chảy máu não… Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI sọ não), đây là cách sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để giúp bác sĩ quan sát chi tiết về bộ não, có thể phát hiện những tổn thương hay bất thường trong não. Điện não đồ (EEG) và các xét nghiệm sàng lọc.

Chi phí bảo hiểm chi trả từ 3 đến 5 triệu đồng. Thường cứ 1 tháng chị Yến đưa con đi khám lại và lấy thuốc một lần. Sau 3 tháng con đã cắt được cơn co giật mạnh. Bác sĩ hướng dẫn chị cách tập phục hồi chức năng cho cháu. 1 năm... 2 năm... 6 năm, là hành trình chữa trị cùng con qua những chặng phát triển. Thật may, chân tay cháu nhỏ đã có dấu hiệu mềm cơ, có khả năng phục hồi. Dần dần cháu đã tự trườn, bò và phát triển được theo giai đoạn như những đứa trẻ khác.

Tổ ấm gia đình

Chị Phan Thị Yến xúc động, thật may có BHYT đồng hành cùng con, giúp gia đình chị giảm đáng kể chi phí điều trị, chữa bệnh. Từ đó, giúp anh Toàn yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trung tá Lê Bá Thông - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 81, Lữ đoàn 134 cho biết, thực tế hiện nay hầu hết quân nhân ở các đơn vị Thông tin đều xuất thân từ nông thôn. Nhiều người có bố, mẹ già yếu, con nhỏ, vì các lý do khác nhau mà chưa có thẻ BHYT cho đến khi chính sách về BHYT thân nhân quân nhân được triển khai. Nhiều trường hợp bố, mẹ, vợ, con ốm đau phải điều trị đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế gia đình vốn không dư dả, đồng thời tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của anh em. Việc được cấp thẻ BHYT thân nhân, nhất là với chiến sĩ là rất thiết thực, giúp quân nhân yên tâm công tác. Người thân khám chữa bệnh, được ưu tiên về thủ tục hành chính, giảm bớt gánh nặng… Việc cấp thẻ BHYT cho quân nhân, thân nhân quân nhân là một chính sách nhân văn, ưu việt, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với hậu phương quân đội.

Ảnh: NVCC

BÀI VIẾT NỔI BẬT