column_right getExtensions 1714445624-1714445624

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714445624-1714445624

GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI HIỆN HÀNH?

GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI HIỆN HÀNH?

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-04-2023

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản được quy định như thế nào theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành?

Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản được quy định như sau:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đã thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ người lao động cho cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi cư trú.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội không giải quyết, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ (cả nữ quân nhân), bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật (lao động nữ đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:5
Trong ngày:6759
Trong tuần:115765
Trong tháng:221956
Cả năm:823138
Tổng lượt xem:5133576