THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHƯA ĐỦ, CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ ĐỂ HƯỞNG LƯƠNG HƯU?
THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHƯA ĐỦ, CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ ĐỂ HƯỞNG LƯƠNG HƯU?
BẠN ĐỌC HỎI: Tôi là lao động nam, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 18 năm 7 tháng. Tôi nghỉ việc từ năm 2022 và không rút 1 lần. Vậy tôi để đến tuổi nghỉ hưu thì có được hưởng lương hưu hằng tháng không?
TRẢ LỜI:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, vào năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là đủ 61 tuổi và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng với nữ.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035 (điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, sửa đổi bởi điểm a khoản 1 điều 219 Bộ luật Lao động).
Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của anh được 18 năm 7 tháng thì anh chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Do đó, anh có thể tham gia tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đáp ứng điều kiện trên.
Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật
(Đoàn luật sư TP.HCM)