column_right getExtensions 1732366225-1732366225

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732366225-1732366225

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRONG QUÂN ĐỘI SỐ 1-2022

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRONG QUÂN ĐỘI SỐ 1-2022

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:14-04-2022

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRONG QUÂN ĐỘI
SỐ 1-2022

1. Hỏi: Quy định việc điều chỉnh nhân thân trên sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động trong Bộ Quốc phòng?
Trả lời:

Điều 37 Thông tư số 136/2020/TT-BQP ngày 29/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ BHXH trong Bộ Quốc phòng quy định việc điều chỉnh nhân thân trên sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động trong Bộ Quốc phòng như sau:

  • Áp dụng đối với người lao động thôi phục vụ tại ngũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà nhân thân trong sổ BHXH không thống nhất với giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh thư; cá nhân có nguyện vọng điều chỉnh.
  • Hồ sơ, gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị theo mẫu; Công văn của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ; Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu hoặc thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân.
  • Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương khi lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định trên, gửi cùng hồ sơ giải quyết chế độ BHXH đến cơ quan nhân sự cấp trên cho đến BHXH Bộ Quốc phòng.
2. Hỏi: Cấp sổ BHXH hoặc giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động trong Bộ Quốc phòng chưa được cấp sổ BHXH mà không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01/01/1995?
Trả lời:

Khoản 11 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 quy định:

Trường hợp khi cấp sổ BHXH hoặc khi giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động chưa được cấp sổ BHXH mà không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01/01/1995 thì phải có văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động giải trình rõ lý do bị mất, đồng thời xác nhận về quá trình công tác có đóng BHXH và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những xác nhận đó, kèm theo các giấy tờ liên quan đến thời gian công tác có đóng BHXH, tính chất công việc, diễn biến tiền lương, chưa nhận trợ cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc, trợ cấp BHXH một lần; báo cáo Bộ Quốc phòng, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

Nếu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể thì cơ quan, đơn vị mới được thành lập hoặc cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công việc nêu trên theo quy định.

3. Hỏi: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với quân nhân có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định?
Trả lời:

Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân quy định:

  • Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
4. Hỏi: Quân nhân được thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT trong trường hợp nào?
Trả lời:

Điều 19 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu quy định, trong các trường hợp như sau, thì quân nhân được thanh toán chi phí KCB trực tiếp:

1. KCB tại cơ sở KCB không ký hợp đồng KCB BHYT.

2. KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu, không đủ thủ tục hoặc chuyển tuyến điều trị không đúng quy định.

3. Vì điều kiện khách quan, bất khả kháng cơ sở KCB không đảm bảo quyền lợi KCB BHYT.

5. Hỏi: Hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT của quân nhân được quy định như thế nào?
Trả lời:

Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 quy định hồ sơ thanh toán trực tiếp, gồm:

1. Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp, do quân nhân lập hoặc ủy quyền theo mẫu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.

2. Bản photo thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân.

3. Bản photo giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc đơn thuốc, sổ khám bệnh (nếu điều trị ngoại trú).

4. Bản chính các chứng từ hợp lệ: hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan.

Đồng thời cung cấp số tài khoản ngân hàng của quân nhân hoặc người được ủy quyền (để thanh toán).

6. Hỏi: Thời gian thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT cho quân nhân được quy định như thế nào?
Trả lời:

Điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 quy định sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, BHXH Bộ Quốc phòng phải hoàn thành việc giám định BHYT và thanh toán chi phí KCB trực tiếp đối với quân nhân.

7. Hỏi: Cơ quan nào có trách nhiệm thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT cho quân nhân?
Trả lời:

Khoản 5 Điều 19 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 quy định BHXH Bộ Quốc phòng phát hành thẻ cho quân nhân trên phạm vi cả nước và là cơ quan có trách nhiệm thanh toán chi phí KCB BHYT trực tiếp cho quân nhân.

8. Hỏi: Trách nhiệm của quân nhân trong thực hiện BHYT?
Trả lời:

Trách nhiệm của quân nhân trong thực hiện BHYT được quy định tại Điều 27 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu, quân nhân:

  • Nắm vững các quy định về chính sách BHYT đối với đối tượng quân nhân.
  • Thực hiện đầy đủ các quy định về việc kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin để cấp thẻ BHYT; chấp hành nghiêm chỉnh quy định về quản lý thẻ BHYT tại đơn vị và khi đi KCB.
  • Giữ gìn thẻ BHYT, không tẩy xóa, sửa chữa, không cho người khác mượn thẻ BHYT; sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích.
  • Chấp hành các quy định và hướng dẫn của cơ quan BHXH, cơ sở KCB khi đến KCB, thực hiện đúng quy trình, thủ tục đi KCB.
  • Báo cáo, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền về việc thực hiện chế độ, chính sách BHYT của cơ sở KCB BHYT, của cơ quan BHXH đối với mình.

BÀI VIẾT NỔI BẬT