column_right getExtensions 1713615467-1713615467

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1713615467-1713615467

CHỊ HÀ MB

CHỊ HÀ MB

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:22-08-2022

CHỊ HÀ MB

Phó Tổng giám đốc MB Phạm Thị Trung Hà

Thượng tá Phạm Thị Trung Hà - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Quân đội (MB), sinh trưởng ở Hà Trung, Thanh Hóa. Chị là một trong những gương mặt tiêu biểu của Phụ nữ Quân đội được tuyên dương tại Đại hội thi đua Quyết thắng toàn quân (2016-2020).

Hơn 10 năm gắn bó với MB, năm 2007, chị Hà làm Giám đốc khối quản trị rủi ro của Ngân hàng. Năm 2016, chị được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro. Ngần ấy năm gắn bó với công việc, chị có nhiều đóng góp rất quan trọng vào thành công trong kinh doanh của Ngân hàng.

Bản chất hoạt động của ngân hàng thương mại là kinh doanh dịch vụ tiền tệ - lĩnh vực kinh doanh đặc thù, nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều mặt của đời sống kinh tế. Đảm bảo chất lượng tín dụng, tính an toàn của hệ thống và kinh doanh cạnh tranh lành mạnh là một mục tiêu bất cứ ngân hàng nào cũng theo đuổi, lấy một trong các trụ cột cần theo đuổi chính là “Quản trị rủi ro”. Thông thường, nguy cơ rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Ngược lại, không dám đối mặt với nguy cơ rủi ro thì hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Vì vậy, giải quyết tốt bài toán quản trị rủi ro là cơ sở bảo đảm sự an toàn nguồn vốn, môi trường tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Người phụ trách nghiệp vụ quản lý rủi ro của ngân hàng luôn đứng trước sức ép khắc nghiệt của môi trường kinh doanh. Công việc đòi hỏi họ phải nhạy bén, nắm bắt nhịp đập của nền kinh tế; đánh giá chính xác khả năng rủi ro trong hoạt động kinh doanh với từng đối tượng khách hàng gắn với sự biến động môi trường kinh tế để tham mưu giúp Ban lãnh đạo ra những quyết sách phù hợp, hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh. Sắc sảo trong thao tác quản lý, xử lý tài sản thế chấp; tinh tường trong hoạt động tín dụng phát hiện và xử lý hoạt động rửa tiền, chiếm dụng vốn… bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn và minh bạch, giảm thiểu rủi ro, thất thoát. Trong chiến lược giai đoạn 2017-2021, MB xác định rõ nâng cao năng lực quản trị rủi ro vượt trội là một trong bốn nhóm chuyển dịch chiến lược. Triển khai Basel II và hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn của Ủy ban Basel cũng như các thông lệ quốc tế khác đã và đang giúp MB chuyển mình trước Kỷ nguyên công nghệ số, từng bước triển khai chiến lược “dẫn đầu về chuyển đổi số” đúng định hướng của Ban lãnh đạo ngân hàng. MB nằm trong top 4 ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn tính vốn theo phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn - Basel 2. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực của MB trong việc chủ động xây dựng và ứng dụng các giải pháp nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Basel II và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sẽ thật sự thiếu sót nếu không kể tới vai trò của “người thuyền trưởng” chèo lái hoạt động quản trị rủi ro của MB với rất nhiều sáng kiến, phát triển hệ thống đánh giá rủi ro, công cụ quản lý và xử lý nghiệp vụ được đánh giá cao.

Thượng tá Phạm Thị Trung Hà - Phó Tổng giám đốc MB phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ MB lần thứ VI

Chị đề xuất thiết lập hệ thống phần mềm tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn - SA và được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công nhận tuân thủ Basel II trước thời hạn. Theo đó, MB thiết lập hệ thống khung, chính sách được xây dựng đảm bảo hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ, người kinh doanh là người sở hữu rủi ro nhưng có đủ công cụ, thông tin, biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro khi thực hiện ra quyết định kinh doanh. Đây cũng là cơ sở, tiền đề quan trọng để NHNN chấp thuận điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng của MB từ 13% lên 18% trong năm 2019 (so với mức toàn ngành là 14%), góp phần hỗ trợ MB tăng hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Hệ thống hỗ trợ MB trong việc đánh giá, phân tích dữ liệu để kịp thời có những điều chỉnh trong việc hoạch định chính sách, lựa chọn khách hàng. Khung quản trị rủi ro được kiện toàn đảm bảo quản lý toàn diện các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động của Ngân hàng theo các thông lệ quốc tế của Ủy ban Basel, COSO, ISO. Hoạt động kinh doanh của MB an toàn, hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, NHNN và các đơn vị liên quan.

Nhằm nâng cao năng lực QTRR tín dụng và năng lực kinh doanh của Ngân hàng, chị Hà đề xuất và triển khai xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng. Qua đó, MB đã hoàn thành xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng (A Score/B Score/Rating), mô hình đo lường xác suất vỡ nợ (PD) và phần mềm tương ứng cho các phân khúc khách hàng (Cá nhân, SME, CIB, FI) theo phương pháp luận tiên tiến, phù hợp với thông lệ, đặc điểm dữ liệu, khách hàng của MB. Các mô hình lượng hóa rủi ro hỗ trợ MB thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ trong giai đoạn chiến lược 2017 - 2021 cũng như mở rộng phân khúc doanh nghiệp SME/CIB/FI thông qua việc dự báo được chính xác khả năng vỡ nợ của khách hàng, chuẩn hóa thông tin khách hàng, tiêu chí đánh giá, thẩm định, quản lý và giám sát khách hàng từng bước giảm thời gian xử lý hồ sơ, tăng trải nghiệm của khách hàng trên nhiều kênh. Công tác giám sát, quản lý và cảnh báo sớm rủi ro từng bước được thực hiện dựa trên mô hình thống kê kết hợp với dữ liệu thông tin về hành vi của khách hàng. Thông qua việc phân tích hành vi của khách hàng, MB đã kịp thời phát hiện danh mục khách hàng cảnh báo sớm rủi ro và có các giải pháp quản lý, hỗ trợ cũng như thu hồi nợ đối với khách hàng, danh mục hiệu quả, kịp thời điều chỉnh các chính sách, quy định sản phẩm, chính sách khách hàng phù hợp.

Một nữ lãnh đạo tài năng

Để chống hoạt động rửa tiền qua ngân hàng, chị đề xuất và triển khai xây dựng hệ thống phần mềm phòng chống rửa tiền - AML giúp tự động hóa quá trình phát hiện, ngăn chặn việc thiết lập quan hệ và/hoặc thực hiện giao dịch với những cá nhân/tổ chức thuộc danh sách đen do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cung cấp hoặc danh sách cấm vận liên quan tới rửa tiền/khủng bố/tài trợ khủng bố do các tổ chức quốc tế cung cấp; theo dõi, phân tích hành vi giao dịch của khách hàng nhằm phát hiện sớm các giao dịch đáng ngờ, tiềm ẩn rủi ro rửa tiền. Qua đó, giúp các đơn vị tại MB tiết kiệm được nguồn lực, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch do tự động hóa cao quá trình xử lý; đồng thời góp phần đảm bảo an toàn cho quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế (đặc biệt là các giao dịch phục vụ an ninh, quốc phòng); nâng cao hình ảnh/uy tín của MB với các cơ quan quản lý và Ngân hàng đại lý nước ngoài.

Chị Hà còn đề xuất và triển khai sáng kiến xây dựng tổ chức hoạt động xử lý nợ từ MB và đến Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - MBAMC và quy hoạch hệ thống văn bản nội bộ - Nâng cao năng lực quản trị rủi ro pháp lý trong toàn ngân hàng giải quyết tốt các tồn đọng, vướng mắc, giảm thiểu nợ xấu; hạn chế thất thoát và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả trong hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng.

Với những đóng góp đầy sáng tạo và hiệu quả và toàn diện, Thượng tá Phạm Thị Trung Hà luôn vững vàng ở cương vị công tác. Chị được ban Lãnh đạo tin tưởng, coi trọng; cán bộ, nhân viên MB tin yêu, nể phục. Là Giám đốc Quản trị rủi ro của MB, luôn phải hội tụ đầy đủ các yếu tố TÀI – ĐỨC – TÂM – TẦM. Với bề dày thành tích công tác, tại Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân Bằng khen điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 của Bộ Quốc phòng là sự ghi nhận xứng đáng cho những tâm huyết và nhiệt thành trong đóng góp suốt bao năm của chị cho MB nói riêng và cho ngành ngân hàng, trên mảnh đất quản trị rủi ro nói chung.

VÂN DUNG

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:4
Trong ngày:1398
Trong tuần:1398
Trong tháng:1398
Cả năm:1398
Tổng lượt xem:1398