column_right getExtensions 1714213815-1714213815

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1714213815-1714213815

CẶP ĐÔI NGƯỜI JRAI

CẶP ĐÔI NGƯỜI JRAI

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:09-01-2023

CẶP ĐÔI NGƯỜI JRAI

Trung úy QNCN Siu Choát và chị Kpa Qua cùng sinh trưởng ở Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cùng là con em của đồng bào Jrai. Anh là lính Biên phòng, còn chị là bến đỗ bình yên của anh.

Cặp đôi Siu Choát - Kpa Qua

Đồn cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai bắt đầu một ngày làm việc bằng cuộc họp thông báo tình hình biên giới trên địa bàn đơn vị đóng quân và triển khai nhiệm vụ mới. Đồn có chức năng duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, những người lính Biên phòng còn có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động người dân thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhờ hiểu được tiếng nói và phong tục, tập quán của người Jrai, nên khi Siu Choát tuyên truyền bằng tiếng của đồng bào, bà con dễ nghe, dễ hiểu và thực hiện tốt hơn.

Siu Choát và con gái nhỏ Kpa Nhài

Tốt nghiệp trường Trung cấp Biên phòng 2 năm 2013, Siu Choát về làm trinh sát của Đồn Lệ Thanh. Niềm tự hào ấy không chỉ của riêng anh mà còn của cả làng Phìn, bởi hiện tại, mới chỉ có mình Siu Choát là bộ đội Biên phòng bảo vệ biên cương. Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, anh cùng đồng đội trực 24/24 tại chốt biên giới, hơn 1 năm không về thăm nhà. Trong thời gian đó, con gái thứ 2 của anh chào đời và tháng sau thì người cha của Siu Choát mất do bệnh nặng. Anh động viên vợ lo chu toàn việc nhà, còn mình dồn sức cho nhiệm vụ.

Tốt nghiệp khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội Trường Đại học Quy Nhơn, Kpa Qua có cơ hội làm việc ở thành phố nhưng chị chọn trở về quê hương. Nhận lời yêu và làm vợ Siu Choát, chị thay chồng chăm sóc cha mẹ hai bên, nuôi dạy con cái để người bạn đời yên tâm công tác. Tháng 4-2022, Kpa Qua trở thành chuyên viên Huyện đoàn Chư Prông, công việc tuy vất vả nhưng cũng giúp ổn định cuộc sống.

Kpa Qua chăm sóc vườn cà phê

Họ biết nhau từ nhỏ, lớn lên cả hai đều đi học xa nhà. Trong một lần hội làng, anh chị gặp lại nhau rồi cảm mến và yêu nhau. Biết là gian nan, nhưng đã yêu màu xanh áo lính và yêu cả nhiệm vụ của Siu Choát nên chị đến với anh sau 5 năm tìm hiểu. Kpa Qua nhớ lại, lần đầu tiên ở làng có đám cưới bộ đội. Khi làm lễ, cả hai đều mặc đồ truyền thống của người Jrai, nhưng khi rước dâu thì anh mang quân phục. Nhiều đồng đội của anh cùng dự. Cả làng đến xem, vui lắm.

Gia đình Trung úy QNCN Siu Choát

Theo tục lệ của người Jrai, sau khi cưới, chàng trai về ở rể, cha mẹ vợ ở cùng con gái út. Nhờ vậy, Kpa Qua vừa công tác, vừa tranh thủ làm nương, làm rẫy đỡ một phần kinh tế gia đình. Nhưng khi sinh con thứ 2, chị mới cảm nhận hết những khó khăn của vợ lính. Thời điểm ấy anh Siu Choát phải trực liên tục ở đơn vị, ông bà ngoại lên nương, mình chị Kpa Qua chăm con. Lúc con khỏe mạnh đã bận rộn, lúc chúng đau ốm thì bận rộn hơn rất nhiều lần. Nhiều đêm chị phải thức trắng để chăm con. Nhưng rồi, chị tự động viên mình, cố gắng thì khó khăn rồi sẽ qua.

Khi dịch Covid-19 lui, anh Sui Choát lại trở về đồn. Mỗi lần về, anh chơi với con, cùng làm việc nhà, chăm sóc rẫy cà phê… Cả nhà quây quần bên mâm cơm, điều giản dị ấy là hạnh phúc mà chị Kpa Qua có được.

MINH TRÍ
Ảnh: NVCC

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:3
Trong ngày:1427
Trong tuần:7579
Trong tháng:7579
Cả năm:7579
Tổng lượt xem:7579