column_right getExtensions 1732363888-1732363888

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732363888-1732363888

BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:14-04-2022

BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

Ngày 28-01-2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, dựa trên nguyên tắc: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ.

Bộ tiêu chí ra đời với mục đích xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đề cao lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội. Bộ tiêu chí được phổ biến và áp dụng với mọi gia đình Việt Nam cùng các thành viên trong gia đình, bao gồm những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.

Năm 2017, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Để có Bộ tiêu chí ứng xử hoàn chỉnh, công tác xây dựng được triển khai từ năm 2019 đến năm 2020 - 2021 và đưa ra thí điểm ở 12 tỉnh, thành trong cả nước. Các tỉnh còn lại triển khai bằng nhiều hình thức như tuyên truyền ở CLB tại xã, huyện… hoặc lồng ghép vào các hoạt động văn hóa địa phương. Bộ tiêu chí vừa ban hành năm nay cụ thể, rõ ràng hơn. Nó được kỳ vọng sẽ thay đổi được hành vi, nâng cao văn hóa ứng xử trong gia đình.

Trước thực trạng tỷ lệ ly hôn tăng nhanh, đặc biệt, một số vụ án xảy ra trong gia đình, bạo hành con riêng của vợ, chồng… nhiều câu chuyện đau lòng đều có nguyên nhân từ bạo lực gia đình, nhất là đối với trẻ em, cho thấy việc ban hành Bộ tiêu chí hết sức cần thiết. Cuộc sống hiện đại khiến nhiều giá trị của gia đình truyền thống có nguy cơ mai một. Đáng nói, dịch Covid-19 đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Công việc ít đi, thu nhập giảm sút, tác động trực tiếp đến sự bình an trong gia đình. Thời gian khá dài ở yên một chỗ khiến tâm lý nhiều người thay đổi, bức bối, dẫn đến mâu thuẫn.

Tình trạng bạo lực giới vẫn còn nhức nhối. Đa phần nữ giới bị ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần. Hiện tượng trẻ lêu lổng, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn hay những vùng nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa. Đây thực sự là nỗi lo của nhiều gia đình và toàn xã hội. Nguyên nhân chính là sự giảm sút vai trò của ông bà, cha mẹ đã buông lỏng việc giáo dục con cháu; truyền thống và kỷ cương, đạo đức gia đình bị coi nhẹ, người lớn không quan tâm đến con trẻ, chưa thực sự là tấm gương…

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi và làm thế nào để Bộ tiêu chí đạt được hiệu quả trong cuộc sống? Quá trình thí điểm ở các địa phương, số hộ gia đình tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề không nhiều. Trong khi một bộ phận cư dân trình độ hạn chế, chưa coi trọng các giá trị chuẩn mực, đạo đức, còn bảo thủ, lạc hậu… Mà đây lại là những nơi có nhiều đối tượng cần được tuyên truyền để thay đổi nhận thức và hành vi nhất. Bởi vậy, làm thế nào để những quy định ứng xử đến được với từng gia đình, để mọi người cùng thấm và phát huy được hiệu quả trong giai đoạn hiện nay?

Ngoài việc tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông thì cần huy động cả hệ thống chính trị, các đoàn thể quần chúng, các Câu lạc bộ… phối hợp góp sức với hình thức phong phú, sinh động. Cần gắn thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử với các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ. Khen thưởng kịp thời cho các tập thể cá nhân tiêu biểu. Chỉ có như vậy mới từng bước vun bồi cho gia đình, nền tảng vững chắc giúp con người hoàn thiện nhân cách, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ.

NỘI DUNG CỦA BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ

1. Tiêu chí chung: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ.
  • “Tôn trọng”: Tỏ thái độ đánh giá cao, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do cá nhân của nhau.
  • “Bình đẳng”: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
  • “Yêu thương”: Có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.
  • “Chia sẻ”: Cùng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
2. Vợ chồng: Chung thủy, nghĩa tình.
  • Chung thủy (Thủy chung) là trước sau vẫn một lòng, tình cảm gắn bó không hề thay đổi. Cùng nhau vun bồi hôn nhân bền vững, một vợ một chồng.
  • Nghĩa tình: ân nghĩa và tình cảm đối với nhau. Cùng nhau chia sẻ công việc gia đình, nuôi dạy con cái tốt.
3. Cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương.
  • Ông bà, cha mẹ làm gương cho con, cháu trong đối nhân xử thế; yêu thương, gần gũi và tôn trọng. Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo.
  • Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho thế hệ sau; thực hiện nếp sống văn hóa, ý thức công dân, gìn giữ gia phong.
4. Con cái với cha mẹ, các cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép.
  • Có lòng kính yêu cha mẹ, ông bà. Có thái độ đúng mực với người trên. Biết ơn và vâng lời. Tự giác học tập, rèn luyện, phụ giúp cha mẹ; yêu thương và phụng dưỡng ông bà khi đã già yếu.
5. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ.
  • “Anh em như chân với tay”! Hòa thuận có nghĩa là trên thuận, dưới hòa; cuộc sống ấm êm, không có mâu thuẫn và xích mích. “Thờ cha kính mẹ trước sau. Anh em hòa thuận mới hầu làm nên”.
Ảnh minh họa: Internet

BÀI VIẾT NỔI BẬT