TRIỂN LÃM ONLINE CÁC TÁC PHẨM TRANH VỀ ĐỀ TÀI BÌNH ĐẲNG GIỚI, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH, BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2024
Cuộc vận động sáng tác và triển lãm tranh về đề tài bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 được Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) Bộ Quốc phòng tổ chức nhằm thiết thực hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Gia đình Việt Nam. Sau hơn 70 ngày phát động (từ ngày 1-3- đến 15-5), Ban Tổ chức đã nhận được 700 tác phẩm dự thi (trong đó, có 321 tác phẩm của tác giả dưới 18 tuổi; 379 tác phẩm của tác giả từ 18 tuổi trở lên; 683 tác phẩm của tác giả trong Quân đội, 17 tác phẩm của tác giả ngoài Quân đội).
Trưởng ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng khen thưởng: 02 tác phẩm đạt giải Đặc biệt; 04 tác phẩm đạt giải A; 06 tác phẩm đạt giải B; 08 tác phẩm đạt giải C; 10 tác phẩm đạt giải Khuyến khích; 15 tác phẩm đạt giải theo chuyên đề và 71 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm.
Từ ngày 4-6 đến hết ngày 20-6-2024, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, 115 tác phẩm xuất sắc nhất đã được trưng bày triển lãm. Để tiếp tục lan tỏa giá trị của các tác phẩm, nâng cao nhận thức của mỗi cơ quan, đơn vị, tập thể, gia đình, cá nhân về vị trí, vai trò, trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; cơ quan, đơn vị dân chủ, đoàn kết, thống nhất; cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn, nhân ái, không bạo lực, Ban Phụ nữ Quân đội tổ chức triển lãm online trên Trang Thông tin điện tử Phụ nữ Quân đội. Cùng với đăng tải các tác phẩm đã được chứng nhận của Trưởng ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chức tiếp tục giới thiệu các tác phẩm có chất lượng tương đối tốt nhưng chưa được xét chọn vào vòng chung khảo, để bất cứ thời điểm nào khán giả cũng có thể ngắm nhìn, tham quan thành quả của Cuộc vận động sáng tác.
Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Trân trọng cảm ơn sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ và triển khai đồng bộ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, sự tham gia nhiệt tình và đầy tâm huyết của các tài năng hội họa trong và ngoài Quân đội. Trân trọng cảm ơn Cục Tuyên huấn, Vụ Bình đẳng giới/Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tạo điều kiện cử cán bộ tham gia Hội đồng nghệ thuật góp phần vào thành công chung của Cuộc vận động sáng tác và triển lãm tranh.
Trân trọng kính mời các đồng chí và bạn đọc tham quan triển lãm và góp phần quảng bá giá trị tích cực của các tác phẩm đến cộng đồng.
CHẤM DỨT BẠO LỰC, LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Đại úy Lã Hoàng Tuấn Anh
Ban Kế hoạch – Hành chính, Phân viện miền Trung, Viện Thiết kế, Tổng cục Hậu cần
Thông điệp tác phẩm:
Bình đẳng giới là một chủ đề quan trọng trong xã hội ngày nay, nơi mà chúng ta phải cùng nhau chấm dứt bạo lực và lan tỏa yêu thương. Bạo lực gia đình thường là một hình ảnh đau lòng, nó không chỉ gây tổn thương cho cá nhân mà còn làm mất đi sự an lành trong gia đình. Hình ảnh nguồn sáng soi rọi từng chi tiết, ngõ ngách, len lỏi qua từng ô khóa cửa của mỗi gia đình, đâu đó vẫn còn những hình ảnh về vấn nạn này. Việc chấm dứt bạo lực gia đình không chỉ là nhiệm vụ của cá nhân mà còn là của cộng đồng, cần phải có sự hỗ trợ và ủng hộ từ mọi người để xây dựng một môi trường an toàn và lành mạnh.
Sự tự do về giới tính thể hiện bằng những cánh chim nhiều sắc màu phá tan xiềng xích bay lên hướng đến ánh sáng hướng đến bầu trời tự do, hình ảnh đó nói lên quyền lợi cơ bản của mỗi người, không được hạn chế hoặc phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Hình ảnh thể hiện sự tự do về giới tính có thể là những người tự tin thể hiện bản thân mà không bị ràng buộc bởi các chuẩn mực xã hội. Sự đa dạng và sự tự do về giới tính không chỉ làm cho mỗi cá nhân cảm thấy chấp nhận và tôn trọng mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của xã hội.
Chúng ta cần phải làm việc cùng nhau để xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng, nơi mà mọi người được tôn trọng và đối xử bình đẳng, và nơi mà bạo lực cả về tâm hồn và thể xác không còn là một vấn đề của xã hội. Hãy lan tỏa yêu thương và sự hiểu biết để chúng ta có thể cùng nhau tiến về một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.
NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Thượng úy Bùi Mai Phương
Đoàn 384, Cục Xe-Máy, Tổng cục Kỹ thuật
Thông điệp tác phẩm:
Gia đình là tổ ấm, là bến đỗ bình yên của mỗi người sau những bộn bề cuộc sống là mái ấm gia đình là nơi chúng ta được yêu thương, được che chở và vun đắp những giá trị đạo đức tốt đẹp. Gia đình còn là một môi trường nuôi dưỡng tình yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đầm ấm, hạnh phúc, gia đình cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ bạo lực, gây tổn thương về cả thể chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Đây là một vấn đề được xã hội lên án và cần có biện pháp cứng rắn để khắc phục.
Tại Việt Nam, bạo lực gia đình đang là vấn đề ngày càng nhức nhối hiện nay. Bạo lực gia đình có thể diễn ra ở cả phương diện tinh thần lẫn thể xác với những mức độ khác nhau. Ngoài ra, bạo lực gia đình phá vỡ sụ hòa thuận và hạnh phúc, gây tổn thương tâm lý và tình cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của những đứa trẻ trong gia đình và có thể tạo ra xu hướng bạo lực trong tương lai.
Bức tranh thể hiện hình ảnh người chồng say xỉn đánh vợ, cha đánh con. Anh ta bị cuốn vào rượu chè vì những thú vui, quan điểm lạc hậu về giới, trọng nam khinh nữ khiến anh ta trở nên lạc lối, không quan tâm đến vợ, con, gia đình của mình. Đó là cái cớ để đánh đập, hành hạ vợ con. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác. Dù có mạnh mẽ đến đâu người mẹ cũng chỉ biết bao bọc, che chở cho đứa con bé bỏng của mình.
Để đối phó với hành vi bạo lực trong gia đình, cần có sự phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, phải giáo dục, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới và các tệ nạn xã hội khác. Những người có hành vi bạo lực với gia đình cần phải đưa ra pháp luật và xử lý nghiêm minh để họ nhận thức sâu sắc về hành động của mình và “Nói không với bạo lực gia đình”.
HÃY NẮM TAY, ĐỪNG VUNG TAY
Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Thắm
Sư đoàn 9, Quân đoàn 4
Thông điệp tác phẩm:
Gia đình là tổ ấm, là nơi để các thành viên trở về sau một ngày làm việc, học tập… Nơi đó, những tiếng yêu thương từ trái tim như liều thuốc xoa dịu và xoa tan đi bao mệt nhọc, căng thẳng ngoài kia. Người phụ nữ hiện đại của gia đình hôm nay phải gánh trên vai trọng trách vừa phải hoàn thành công việc xã hội vừa phải chu toàn vun vén, chăm lo gia đình, con cái theo phương châm: Phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà…” nên cần lắm sự yêu thương, chia sẻ từ người chồng. Điều này đòi hỏi người chồng phải tâm lý và nhận thức, thấu hiểu được giá trị thiêng liêng của từ “gia đình”.
Hiểu được giá trị của gia đình, vai trò của người phụ nữ, bức tranh được vẽ bằng màu Acrylic trên chất liệu giấy roki keetgs hợp với que đè lưỡi y tế cùng sự phối màu hài hòa, sắc nét tôi muốn gửi gắm thông điệp rằng: Bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần. Bạo hành gia đình sẽ không chỉ đem lại tổn thương cho người vợ mà còn làm tổn thương cho những đứa con của mình. Những giọt nước mắt từ nỗi đau của người vợ khó có thể chữa lành. Những đứa trẻ ngây thơ sẽ trở nên mặc cảm, tự ti và luôn có cảm giác hoảng hốt, sợ hãi khi phải chứng kiến cảnh bạo hành gia đình trong khoảng thời gian dài. Những điều này sẽ ảnh hưởng tâm lý và tương lai của con trẻ. Vì vậy, người đàn ông trụ cột của gia đình cần kịp thời điều chỉnh hành vi, thái độ, ngôn từ của mình, tự nhắc nhở bản thân “Hãy nắm tay, đừng vung tay”. Nắm tay để cùng nhau san sẻ, cùng nhau gánh vác gia đình; nắm tay để cùng nhau nuôi dạy con cái, cùng nhau tạo dựng tương lai… hãy biến gia đình thành nơi ngập tràn yêu thương. Hãy biến nước mắt thành nụ cười sáng trong, rạng rỡ, hạnh phúc trên môi con trẻ để ngôi nhà thân yêu luôn bừng sáng mỗi ngày.
Mỗi chúng ta hãy biết tự kiềm chế cảm xúc, tránh xa bạo lực để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc.
BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Trung úy QNCN Vương Thị Hiệp
Ban Công tác Quần chúng, Phòng Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Tranh Cổ động là thể loại tranh tuyên truyền với hình ảnh bố cục cô đọng màu sắc thường đơn giản gây cảm giác dễ nhớ, ấn tượng. Cận cảnh và chính diện là hình ảnh của trái tim (trái tim là hơi thở, nhịp đập của con người, đời sống xã hội). Trong hình trái tim là hình ảnh một gia đình hạnh phúc. Hình ảnh chìm là một cặp vợ chồng đang dành sự yêu thương chia sẻ lẫn nhau. Phía dưới trái tim là hình ảnh 2 bàn tay đang nâng niu thể hiện sự chung tay chia sẻ, gánh vác công việc gia đình. Phía dưới là những bông hoa. Bức tranh mang thông điệp: Bình đẳng nam nữ, thuận vợ thuận chồng để xây dựng hạnh phúc gia đình, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh và phát triển.
GẮN KẾT YÊU THƯƠNG
Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Thủy
Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến thương mại Quân đội, Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng Tham mưu)
Thông điệp tác phẩm:
Có ai đó nói rằng “Gia đình chính là tế bào của xã hội”. Tình cảm gia đình phải được xây dựng dựa trên mối quan hệ huyết thống, ý thức trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người. Gia đình – hai tiếng thân thương ấy chính là nơi ta được san sẻ tình yêu thương, là cầu nối để tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau, là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc trong cuộc đời, là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công... trong cuộc sống. Vì vậy, để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người chúng ta cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân, có trách nhiệm yêu thương và chăm sóc cho nhau. Nền tảng gia đình có hạnh phúc hay không thì đòi hỏi mọi thành viên đều phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và sự hy sinh cho nhau. Để giữ được sự yên ấm ấy, mỗi thành viên phải tự vun đắp hạnh phúc cho gia đình mình thì sẽ tạo ra sự phát triển bền vững của xã hội. Giới trẻ hiện nay dường như đã lãng quên sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Những người làm chủ trong gia đình dường như phó mặc cho nửa còn lại tự gánh vác rách nhiệm trong gia đình. Họ mặc kệ và thờ ơ cho nửa còn lại tự bươn chải, lo toan gánh vác trong cuộc đời. Chính vì vậy mà tác phẩm “Gắn kết yêu thương” chính là thông điệp về hạnh phúc như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở và thức tỉnh về cách đối nhân xử thế, cách trao và đón nhận yêu thương để gửi tới các gia đình trẻ trong xã hội hiện nay.
Tác phẩm “Gắn kết yêu thương” được tạo nên bởi những mảnh vải vụn với những gam màu đa sắc tạo nên bố cục bức tranh khá sinh động mô tả về hình ảnh một gia đình thuần nông hạnh phúc, đầm ấm và tràn đầy tình yêu thương. Nơi đó có những con người bình dị, chân lấm tay bùn nhưng luôn sẵn sàng gánh vác và chia sẻ mọi khó khăn trong công việc với nhau. Nhìn vào bức tranh bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình hạnh phúc giống như một luồng sinh khí mới làm dịu mát tâm hồn. Nơi đó mọi thành viên trong gia đình cùng hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau mà không có sự phân biệt về giới tính hay đẳng cấp.
KHÔNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Thượng tá QNCN Mai Xuân Chung
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người. Bạo lực gia đình đã gây ra những hậu quả nặng nề và đau khổ cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Điều chúng ta có thể làm chỉ là cố gắng phòng chống và đẩy lùi nó. Phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức, trình độ của mọi người. Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình đều giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Cha mẹ hãy yêu thương, sẻ chia cho nhau vui buồn để làm gương cho những con trẻ noi theo. Trẻ em sẽ được bồi dưỡng niềm tin tưởng vào hạnh phúc từ chính cha mẹ. Để hạn chế và chấm dứt bạo lực gia đình, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, trong các thôn xóm, xã phường và đến tận gia đình cho mọi người nắm, hiểu rõ về tác hại của bạo lực gia đình.
Không bạo lực gia đình, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
PHÁ VỠ RÀO CẢN GIỚI, XÂY DỰNG TƯƠNG LAI
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Nhân viên Văn phòng Xí nghiệp 5, Nhà máy Z113, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh truyền đạt thông điệp về bình đẳng giới, được vẽ với mục đích khích lệ sự tham gia của phụ nữ trong lao động và sản xuất xã hội, đồng thời thể hiện sức mạnh và sự đồng lòng giữa các giới.
Ba nhân vật được thể hiện đều mặc đồ làm việc, cầm các công cụ liên quan đến công việc cơ khí và xây dựng, y tế..., điều này truyền tải thông điệp rằng phụ nữ có khả năng và quyền được làm việc bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, nhân vật nữ ở trung tâm được đặt ngang hàng với hai nhân vật nam, cả ba đều hướng ánh mắt về phía trước, biểu lộ quyết tâm và lòng tự hào.
Phong cách vẽ mạnh mẽ, màu sắc rõ ràng – tất cả tạo nên một tác phẩm có sức thu hút mạnh cho người xem. Dòng chữ “PHÁ VỠ RÀO CẢN GIỚI, XÂY DỰNG TƯƠNG LAI” được hiển thị phía trên và phía dưới càng củng cố thêm thông điệp của bức tranh.
Nó không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ về vai trò của người phụ nữ trong xã hội, được xã hội công nhận và tôn vinh sự đóng góp của họ đối với mọi mặt của đời sống hiện nay.
Chúng ta là con người, chúng ta có suy nghĩ và tự hiểu được vì vậy hãy yêu thương nhau và giúp đỡ nhau dừng vì những phút nóng giận mà gây ra những vụ bạo lực không đáng có. Là con người phải biết lắng nghe, thông cảm, vị tha, nhẫn nhịn vì chỉ có thế hạnh phúc mới dài lâu và cuộc đời mới tươi đẹp.
Tác phẩm “Vòng tay yêu thương” muốn đem một thông điệp tích cực đến với mọi người “Sau những hành động sai lầm thì sự hối lỗi của họ sẽ luôn có vòng tay yêu thương của người thân yêu đưa họ trở về gia đình mà họ đã lãng quên trong một phút nóng giận”.
THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI – VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM DÂN TỘC MIỀN NÚI
Trung tá QNCN Mai Hồng Ngân
Phòng Kế hoạch-Tổng hợp, Cục Chính trị Quân khu 1
Thông điệp tác phẩm:
“Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan...”. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách pháp luật ưu đãi trong lĩnh vực giáo dục để mọi người đều được bình đẳng trong giáo dục, học tập, để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mình; trẻ em có cơ hội được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo...
Để đảm bảo quyền học tập của mọi trẻ em, cần có sự chung tay của các bậc cha mẹ, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Chính việc quan tâm, tạo điều kiện thực hiện quyền học tập của trẻ em sẽ góp phần nâng cao dân trí. Từ đó, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, một đất nước văn minh, hiện đại, hội nhập và phát triển. Thông điệp gửi gắm qua bức tranh là các bạn nhỏ vùng cao có một ước mơ thật giản dị, đó là được đến trường, được học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
HY VỌNG
Nguyễn Thị Hiền
Trường Mầm non 18/4, Công ty 72, Binh đoàn 15
Thông điệp tác phẩm:
Trong thời thế hiện đại và lối tư duy mở như ngày nay đã góp phần nào xóa được những tập tục phong kiến cổ hủ trong xã hội, thế nhưng, dù xã hội đang ngày càng phát triển thì vẫn có một vài lối tư duy cũng như những tập tục không tốt còn tồn tại đến tận bây giờ như các vấn nạn bất bình đẳng giới dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn luôn hiện hữu và diễn ra thường xuyên. Nhận thấy được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, tác phẩm “HY VỌNG” đã được sáng tác với mục đích tuyên truyền đến mọi người cách lan tỏa tình yêu thương cũng như phản ánh những hành động sai trái như bạo lực trong gia đình hay đối xử không công bằng giữa nam giới và nữ giới.
Bức tranh diễn tả sự yếu đuối, sự nhẫn nhục và bất lực của người phụ nữ trong gia đình khi bị bạo hành bởi người chồng từ ngày này qua ngày khác, đều đó đã gây ra sự tổn thương đau đớn về mặt tâm lí và tinh thần của người phụ nữ trong gia đình. Bên cạnh đó, hành động bạo lực đến từ người cha cũng đã gây ra những vết thương hữu hình và vô hình đối với người vợ và đứa con thơ khi đứa bé còn đang rất nhỏ. Trong khi những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác đang được sống trong sự quan tâm và lo lắng từ gia đình, những đứa trẻ sống trong một môi trường gia đình đầy tiếng la mắng, đánh đập và chửi bới đã khiến trong lòng những đứa trẻ để lại các mảnh ký ức tuổi thơ vô cùng bất hạnh và sự sợ hãi.
Tác phẩm cũng mang mong muốn truyền tải đến độc giả cách cảm nhận được niềm yêu thương vô bến bờ của tình mẫu tử mà người mẹ dành cho người con, người mẹ luôn muốn dành cho đứa con của mình những điều đẹp đẽ nhất, hạnh phúc nhất mà không phải trải qua những sự đau khổ và nỗi lo sợ rình rập từng ngày từ chính người cha của mình. Hành động bảo vệ đứa con của mình khỏi người chồng đầy bạo lực và hung hăng ấy cũng phần nào thể hiện được niềm thương yêu mãnh liệt khôn xiết của người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình
Từ đây nỗi niềm khao khát có được sự hạnh phúc và tự do cũng như vì để mang lại cho đứa con thơ của mình có được những điều tốt đẹp nhất mà một đứa trẻ nên có, người phụ nữ ấy đã ấp ủ những hi vọng trong mình với mong muốn chạm đến những điều tươi đẹp hơn để có thể giải thoát người phụ nữ cũng như người mẹ ấy khỏi xiềng xích chông gai của cuộc sống và nhất là sự bạo lực và đáng sợ đến từ chính người chồng của mình. Tác phẩm “HY Vọng” mong muốn tuyên truyền đến mọi người cách lan tỏa tình yêu thương cũng như phản ánh những hành động sai trái như bạo lực trong gia đình để cuộc sống ngày càng hạnh phúc và đầy tình yêu thương, bình đẳng và hạnh phúc.
SỨ GIẢ CỦA HÒA BÌNH VÀ TÌNH HỮU NGHỊ
Thiếu tá QNCN Đỗ Thị Thùy
Phòng Hậu cần-Kỹ thuật, Lữ đoàn 45, Binh chủng Pháo binh
Thông điệp tác phẩm:
Lính mũ nồi xanh là lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc. Việt Nam tự hào là quốc gia có 13% số nữ quân nhân trên tổng số quân nhân tham gia vào hoạt động GGHB Liên hợp quốc. Sự tham gia ngày càng nhiều của các nữ sĩ quan trong Phái bộ GGHB Liên hợp quốc là nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong bối cảnh thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường trao quyền cho phụ nữ, đóng góp vào một tương lai bền vững, an ninh, an toàn trong khu vực và trên thế giới.
Với khả năng làm mềm hóa tình hình xung đột, căng thẳng và sự linh hoạt, hiệu quả trong giải quyết các thách thức phi truyền thống, các chị đã khẳng định một điều rằng: Phụ nữ là một phần quan trọng không thể thiếu trong tiến trình hòa bình và chính trị. Mặc dù làm việc trong điều kiện, môi trường khó khăn, thiếu thốn nhưng những người lính mũ nồi xanh của Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Các chị là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, không chỉ giữ gìn mà còn nhân lên những giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, dũng cảm, bản lĩnh, trí tuệ, sẵn sàng thích ứng với mọi điều kiện. “Các chị đã phát huy những phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới, noi gương các thế hệ đi trước, làm giàu thêm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, của đất nước, con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế!” (Trích lời của Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh).
BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ CHÌA KHÓA XÓA BỎ BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI
Thượng tá QNCN Ngô Đức Chung
Cục Chính trị Quân đoàn 4
Thông điệp tác phẩm:
Xã hội thời truyền thông, công nghệ nơi mỗi một thành viên dễ dàng tiếp những công nghệ thông tin đa chiều, đều hiểu và phân hướng theo một cách riêng của mình. Vì vậy ngay trong gia đình, nơi công sở và học đường thường xuyên mâu thuẫn phân biệt một cách không công bằng về giới tính. Bình đẳng giới đem lại công bằng cho cả nam và nữ, đó là bình đẳng về quyền được sinh ra, quyền cống hiến, thụ hưởng, quyền được học tập, phát triển, phát huy năng lực, trình độ, vị trí trong gia đình và xã hội… Bình đẳng giới giúp phát huy tối đa sức mạnh của giới để cống hiến cho xã hội, hướng tới một thế giới phát triển hơn, hạnh phúc hơn.
- Bình đẳng “Giới” được phát triển theo quá trình tự nhiên của xã hội, mỗi một thành viên sinh ra đều là quy luật tự nhiên nên đều có quyền bình đẳng, mỗi thành viên đều có nhiệm vụ riêng của mình.
Màu sắc: Màu chủ đạo sử dụng màu trắng tinh khiết của học đường và màu xanh hy vọng màu của tự nhiên và tươi mát, màu đỏ cho sự thành công và chiến thắng phối hợp với nền màu vàng tượng trưng ấm áp của ánh nắng mặt trời đem đến nguồn hạnh phúc, tốt lành.
Tranh được bố cục hình tháp, gồm tám nhân vật màu sắc trong sáng, tươi vui. Gồm các nhân vật nơi học đường là học sinh, cán bộ giáo viên, bộ đội, gia đình đang niềm nở hưởng ứng góp vào thành công và sự tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội. “Bình đẳng giới trên cơ sở giới” đó cũng là chìa khóa thành công của cuộc vận động tuyên truyền bình đẳng giới và bạo lực gia đình trên cơ sở giới.
VÒNG TAY YÊU THƯƠNG
Thiếu tá QNCN Trần Thị Ngọc Hạnh
Nhân viên phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm, Nhà máy Z111, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Thông điệp tác phẩm:
Mái ấm gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng và dạy dỗ con người. Nhà là nơi bình yên nhất để khi đi xa ta lại trở về, để nhớ, để thương và để yêu mãi mãi.
Vậy mà lại có những con người tự phá vỡ đi niềm tin yêu, hạnh phúc đó bằng những lời nhục mạ, bằng những cái đấm đá lên chính người thân của mình để rồi gia đình tan nát, những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của những đứa trẻ ngây thơ vô tội.
Như chúng ta đều đã biết bạo lực là một hành vi xấu gây tổn thương đến người khác bằng hành động hay lời nói. Ngày nay không chỉ có bạo lực gia đình mà còn cả bạo lực ngôn từ, bạo lực học đường, bạo lực trẻ em. Đối tượng bị bạo lực ở đây chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy họ luôn bị tổn thương cả về tâm lý và sức khỏe.
Để hạn chế các loại bạo lực, bình đẳng giới thì chúng ta cần phải đưa bàn tay nhân ái ra để yêu thương và khuyên nhủ những người lỡ phạm lỗi trở về nhà và yêu thương nếu như họ biết ăn năn hối lỗi.
GIA ĐÌNH
Trịnh Kim Anh
Tổ KCS, Công ty 91, Tổng Công ty Đông Bắc
Thông điệp tác phẩm:
Thông qua bức tranh, tác giả mong muốn gia đình của mỗi người thực sự là bến đỗ, là chỗ dựa tinh thần khi họ nghĩ về. Và đối với bố mẹ, dù gái hay trai sẽ đều là niềm tự hào của gia đình, đều được yêu thương và chăm sóc như nhau, không có sự phân biệt đối xử.
Giống như nhà em, dù bố mẹ chẳng nói nhưng em biết bố mẹ vẫn luôn cố gắng đi làm dù nhiều lúc bố mẹ có mệt mỏi để cho chị em em được học, được chơi mà chưa phải lo nghĩ gì. Bố mẹ chẳng than phiền việc vất vả mà luôn nhẹ nhàng dạy bảo, chăm sóc chị em em hàng ngày. Bố mẹ còn hay kể chuyện chị em em với ông bà, ai ai cũng cười tươi nói chuyện vui lắm. Em nghĩ, niềm hạnh phúc của người lớn đơn giản là việc đi làm về, thấy con cái ngoan ngoãn và lớn lên mỗi ngày. Và chính vì được sống trong tình yêu thương ấy mà chị em em luôn cố gắng học tập, ngoan ngoãn để không làm bố mẹ buồn lòng. Mọi người trong gia đình luôn luôn vì nhau mà cố gắng hướng đến những điều tốt đẹp.
Vậy nên, em rất muốn chia sẻ niềm hạnh phúc và tự hào về gia đình của mình đến với mọi người. Đồng thời, em mong tất cả bạn trẻ khi sinh ra đều được đón nhận trong sự yêu thương của gia đình, dù là gái hay trai.
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG MỌI GIA ĐÌNH
Họa sĩ Vương Mạnh Lân
14D Ngõ 100 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh với logo bình đẳng giới màu cam bên trên, bên dưới là ngôi nhà màu trắng có những mảnh ghép màu xanh nhạt. Hai bên biểu tượng của hai giới nam và nữ trong hai mảng xanh và đỏ hồng ghép nhau, để nói bây giờ trong gia đình mọi người đều được bình đẳng đối xử, cùng được quyền và nghĩa vụ như nhau, được sống, học tập, làm việc không coi trọng bên nào hơn bên nào.
Màu sắc gồm có màu cam là logo, đĩa cân màu trắng bên có màu xanh lam tượng trưng cho phái nam, màu đỏ hồng tượng trưng cho phái nữ. Tất cả nằm trong khung màu xanh da trời nhẹ nhàng. Bên dưới có hàng chữ “BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG MỌI GIA ĐÌNH” màu trắng trên nền màu xanh nhạt, tất cả đều là tông màu ấn tượng và nhẹ nhàng tôn nhau lên.
THUẬN VỢ THUẬN CHỒNG – TÁT BIỂN ĐÔNG CŨNG CẠN
Lê Thuận Long (SN 1984)
Thôn Tân Lỵ, xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Thông điệp tác phẩm:
Vợ chồng cùng giúp đỡ, yêu thương nhau, sẻ chia trong cuộc sống – điều đó sẽ giúp nâng cao bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.
BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỂ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Trung tá QNCN Trần Thị Thu Hiền
Nhân viên trưng bày Bảo tàng, Cục Chính trị, Binh chủng Pháo binh
Thông điệp tác phẩm:
Theo quan niệm của Liên hợp quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người, có cơ hội đóng góp cũng như thụ hưởng những thành quả phát triển của quốc gia trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều giải pháp quan trọng tạo điều kiện cho phụ nữ có thêm nhiều cơ hội được bình đẳng với nam giới trên các lĩnh vực.
Tác phẩm “Bình đẳng giới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với gam màu đỏ tươi sáng là chủ đạo muốn truyền tải thông điệp cho người xem về ý nghĩa thực chất của Bình đẳng giới, cũng từ đó khẳng định sự bình đẳng về vai trò, quyền lợi, cơ hội, trách nhiệm của nam và nữ trong thực hiện Bình đẳng giới cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
HẠNH PHÚC SẼ TỎA SÁNG TRÊN THẾ GIỚI BÌNH ĐẲNG VÀ KHÔNG CÓ BẠO LỰC
Trung úy QNCN Phạm Thị Hồng Lê
Nhà máy X61, Binh chủng Hóa học
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh muốn gửi tới quan điểm nhất quán: Trên trái đất này, không phân biệt giới tính hay màu da, tuổi tác, tất cả đều chung tay bảo vệ quyền bình đẳng giới. Mọi trẻ em, cả trai và gái đều được hưởng công bằng, được tạo điều kiện đi học và vui chơi, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. Mọi ứng cử viên nam và nữ xuất sắc đều được lựa chọn và bỏ phiếu như nhau.
Cũng trong bức tranh tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Nói không với bạo lực gia đình. Chúng ta biết rằng: Bạo lực có thể xuất hiện ở nhiều góc cạnh, hoàn cảnh, đối tượng khác nhau như tra tấn về thể chất, tinh thần, lạm dụng tình dục hoặc cô lập về tài chính. Tất cả các hành động ấy đều mang đậm một màu đen tối. Tất cả những hành động bạo lực ấy cần được chấm dứt để thay vào đó là sự vun đắp tình yêu thương của gia đình. Người cha san sẻ chăm sóc con cái và chăm lo công việc gia đình cùng người vợ. Và như vậy, chắc chắn rằng các bạn cũng đồng quan điểm với tác giả: Cuộc sống này sẽ luôn nở những bông hoa tươi đẹp như phía cuối bức tranh.
Bằng chất liệu chính là đất sét (vật liệu làm thủ công của con trai) với những nhận thức, trách nhiệm của bản thân, qua bức tranh, tôi mong muốn mọi người cảm nhận được: Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trên thế giới có sự bình đẳng và không có bạo lực.
SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC
Thiếu tá Vũ Văn Quang
Đội trưởng Đội Sản xuất 2, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 5, Quân khu 4
Thông điệp tác phẩm:
Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Từ thuở Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, mẹ Âu Cơ đưa 50 con lên rừng, thời đại Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu và cho đến ngày nay, bên cạnh những hình ảnh anh hùng áo vải thì cũng không thiếu những nữ trung hào kiệt, thời nào cũng có. Khi đất nước lâm nguy thì dù là già trẻ, gái trai, đàn ông, đàn bà đều cầm súng, cầm cuốc… đứng lên đánh đuổi quân thù; chiến tranh qua đi, khi non sông đất nước thu về một mối, thì những nam thanh, nữ tú, không phân biệt quê quán, vùng miền đều có cơ hội được học hành, trở thành tương lai của đất nước.
Trong cuộc sống đời thường, khi đàn ông là trụ cột xây dựng kinh tế thì phụ nữ lại là hậu phương vững chắc, họ nương tựa vào nhau cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc, nhưng trên hết đó là sự thấu hiểu, sẻ chia, cảm thông… Tuy vậy, hiện nay trong xã hội chúng ta vẫn có rất nhiều gia đình vẫn còn tình trạng trọng nam, khinh nữ, sử dụng bạo lực mỗi khi bất đồng quan điểm hay do áp lực cuộc sống, có những vụ việc thương tâm xảy ra dẫn đến gia đình tan nát, thuần phong mỹ tục của dân tộc bị phai mờ.
Hình ảnh Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu đứng lên chống giặc ngoại xâm hay hình ảnh những người đàn ông, đàn bà cùng nắm chặt tay nhau vượt qua vực sâu thăm thẳm phía dưới để vươn lên, cùng với những gam màu xanh, vàng sáng được bố trí hài hòa trong bức tranh nhằm thể hiện một cuộc sống, một cuộc đời tươi đẹp hơn.
Xóa bỏ mọi khoảng cách, bất bình đẳng nam nữ cũng là quan điểm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang hướng tới, không chỉ thông qua công tác tuyên truyền, vận động mà đã được cụ thể hóa rất rõ trong hiến pháp, pháp luật, ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì điều đó cũng thể hiện rất rõ nét, đó cũng chính là là mong cầu của Bác, của cả dân tộc Việt Nam chúng ta. Qua bức tranh trên, bản thân tôi xin gửi tới thông điệp: Hãy chung tay đấu tranh phòng chống BLGĐ và nói không với BBĐG, hãy biết trân trọng yêu thương và chia sẻ. Bởi vì đó chính là “Suối nguồn hạnh phúc”.
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Nguyễn Đình Lực (SN 1952)
27/19 đường Võ Trường Toản, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh tái hiện lại cảnh người chồng đang say rượu và đánh đập vợ con, đó là một thực trạng ở nhiều gia đình trong xã hội và rất đáng lên án. Người vợ và con buồn bã đi, chạy dẫm lên trái tim bị gãy tượng trưng cho tình yêu rạn nứt, sự đổ vỡ của gia đình. Vấn nạn này cần chấm dứt ngay để xây dựng một gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
BÌNH ĐẲNG GIỚI VÌ MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
Thượng úy Trịnh Viết Ban
Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5
Thông điệp tác phẩm:
Trong bức tranh là những cánh tay đang che chở, bảo vệ tư duy, tư tưởng nam nữ bình đẳng được thắp sáng trong nhận thức của con người, để hướng tới một tương lai tươi sáng. Thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến là “Thực hiện bình đẳng giới, vì một tương lai tốt đẹp hơn”. Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ, thắp sáng tư tưởng, suy nghĩ đúng đắn về bình đẳng giới, làm thay đổi nhận thức, tư duy sai lầm của một bộ phận người dân về vai trò của nam giới và nữ giới trong xã hội. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền làm cải thiện và nâng cao nhận thức của từng cá nhân, làm cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực và vị trí, vai trò của nam giới hay nữ giới đều quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển của gia đình, cộng đồng xã hội, xây dựng một xã hội trong đó nam – nữ bình đẳng với nhau, vì một tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.
BÌNH ĐẲNG GIỚI
Lê Huy Hoàng
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Thông điệp tác phẩm:
Nam giới và nữ giới đều có quyền lợi và cơ hội như nau, là nền tảng của gia đình hạnh phúc, góp phần vào sự phát triển của toàn xã hội.
GIAO THỜI
Trung úy Phạm Nguyễn Duy Nhân
Trợ lý Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định
Thông điệp tác phẩm:
Không phải là một họa sĩ, nhưng với niềm đam mê hội họa và mong muốn bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề “Bình đẳng giới”, tôi đã quyết định thử sức với cuộc thi này. Tôi đã mất hai tuần lên ý tưởng, lựa chọn các loại màu vẽ thân thuộc và bộ họa cụ sẵn có để thực hiện bài dự thi theo từng cung bậc cảm xúc từ quá khứ đến hiện tại. Vì tôi tin chắc rằng, chúng ta đang tự viết nên lịch sử của chính bản thân mình. Mỗi nét vẽ là một câu chuyện, mỗi sắc màu là một thông điệp.
Tôi và các bạn đều có quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực trước pháp luật, nhưng định kiến của xã hội là vấn đề trôi nổi hàng thập kỷ qua mà chúng ta chưa thể giải quyết được: “trọng nam khinh nữ”, “miệt thị về giới”… dẫn đến “bạo lực tinh thần và thể xác”. Rất nhiều cái kết thảm khốc từ định kiến xã hội này là phá bỏ thai nhi, chà đạp danh dự nhân phẩm của người khác, dẫn họ đến bước đường cùng là cái chết.
Nhưng chúng ta cần nhìn nhận lại rằng, lịch sử Việt Nam đã chứng minh, nữ giới không hề thua kém nam giới, các xu hướng giới khác họ cũng mang nhiều tài năng đặc biệt để cống hiến cho xã hội, cho đất nước Việt Nam này ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”. Nhưng chúng ta không thể quên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
Với ý chí, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, trả nợ nước, rửa thù nhà, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã làm cho Nhà Hán một phen khiếp vía, trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của toàn dân tộc, là dấu son đầu tiên khẳng định vai trò, năng lực của người phụ nữ trong xã hội.
Trong Thời đại Hồ Chí Minh, “Bùn – Máu và hoa”, với lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
“…
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”.
Lời kêu gọi của Bác không có sự phân biệt về giới. Trong khói lửa đạn bom, chỉ thấy những ánh mắt kiên cường bất khuất, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh… “Đêm chong đèn, ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa…”
Chúng ta có một người thiếu nữ anh hùng không sợ họng súng đen ngòm của giặc Pháp. Võ Thị Sáu, chị đòi tháo vải bịt mắt để thấy đất nước của mình lần cuối, chị ngẩng cao đầu, hát vang bài hát “Chiến sỹ Việt Nam”, “Lên Đàng”… Chúng bắn chị một phát đầu tiên, chị không chết, chị vẫn hát, đôi mắt chị nhìn thẳng vào bọn lính đầy thách thức. Chúng đầy dã tâm bắn chị thêm phát nữa, người thiếu nữ ấy vẫn hiên ngang cho đến khi được cởi trói, chị vẫn mở mắt sáng ngời, đóa hoa lêkima tươi cài trên mái tóc như lời người con gái Đất Đỏ nằm nghe biển hát vọng mãi về sau…
Chúng ta có 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc khiến cho đồng đội phải “gào em, khan cả cổ”, 16 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 7 năm 1968, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm – nơi 10 cô gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 làm nhiệm vụ duy trì mạch máu giao thông đang tránh bom. Tất cả các chị đã hy sinh khi đang ở độ tuổi mười tám, đôi mươi và vẫn chưa có ai lập gia đình.
Không có chiến tranh nào không có mất mác, đau thương. Bạn đã trải qua cảm giác mất đi một người quan trọng đối với mình hay chưa?... Ba mươi năm kháng chiến trường kỳ, “chín con biền biệt đi không trở về”. Đó là hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ngồi “Đợi con” bên mâm cơm nồng hương khói khi đất nước đã hòa bình, độc lập. Chín người con trai của mẹ đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp và chống đế quốc Mỹ, cứu nước.
Ngày nay, chúng ta được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển, được thụ hưởng những giá trị do mình làm ra. Cha anh đi trước đã đổ xương máu để đổi lại hòa bình, độc lập. Chúng ta phải biết ơn và tôn trọng để xây dựng một Thế giới bình đẳng và tươi đẹp hơn.
Tuy nhiên, việc so sánh, hơn thua giữa nam và nữ, sự miệt thị về giới là rào cản lớn nhất tạo ra những vết nứt của cuộc sống. Bạn có biết việc khó làm nhất trên thế gian này là gì không? Là làm vừa lòng người khác.
Điều tôi muốn nói ở đây là vai trò của giới, mỗi chúng ta đều có thể tự tạo ra giá trị của bản thân, yêu bản thân mình trước, rồi mới thực hiện các thiên chức khác. Dù bạn là ai, thuộc giới tính nào, ở bất cứ cương vị nào, bạn luôn có quyền được hạnh phúc; hãy luôn sống hết mình, vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì sự tiến bộ chung của xã hội, hãy ngưng phân biệt đối xử về giới. Đó là thông điệp mà tôi muốn gửi đến mọi người.
Video thuyết minh bài dự thi
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Phạm Thị Thu Phương
Sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Thông điệp tác phẩm:
Lên án sự bất bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.
QUÂN ĐỘI GƯƠNG MẪU THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Trung tá QNCN Chu Thị Nguyệt
Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Hình thức thể hiện của tác phẩm là tranh Cổ động, thể loại tranh tuyên truyền với hình ảnh bố cục cô đọng, màu sắc thường đơn giản gây cảm giác dễ nhớ với người xem. Tranh được xây dựng hình ảnh của một sĩ quan quân đội và một người vợ, cả hai cùng đưa bàn tay biểu hiện sự đồng lòng chia sẻ gánh vác công việc cùng nhau để Gia đình hạnh phúc. Phía xa là hình ảnh của một Gia đình nói lên niềm hạnh phúc, thành quả hiện tại của nhiều gia đình quân nhân, tương lai của một gia đình hạnh phúc. Sự chung sức xây dựng gia đình bắt kịp với đời sống xã hội hiện đại ngày nay.
HẠNH PHÚC
Trung tá QNCN Nguyễn Văn Hợp
Khoa Ô tô, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quân sự 1, Tổng cục Kỹ thuật
Thông điệp tác phẩm:
Tổng thể bức tranh là gia đình quân nhân hạnh phúc, cảnh vật là núi Ba Vì soi bóng xuống hồ Suối Hai và hoa hướng dương. Hình ảnh gia đình, tác giả sử dụng nhiều gam màu ấm, thể hiện hơi ấm, sự ấm áp của gia đình, các thành viên đều được bình đẳng, yêu thương, tôn trọng, sẻ chia và không có bạo lực. Núi Ba Vì cao 1.296 mét so với mực nước biển, cao xanh hùng vĩ soi bóng xuống hồ Suối Hai tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình, như hình với bóng không thể rời xa, được ví như tình cảm keo sơn chung thủy của vợ chồng. Cảnh vật còn thể hiện chim có đôi bay về tổ ấm, thuyền có bến neo đậu bên nhau. Hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời, luôn vươn lên hướng tới những điều tốt đẹp, hướng gia đình tới hạnh phúc yêu thương. Tất cả hình ảnh trong tranh đều hướng tới sự hạnh phúc và bình yên.
Trên địa bàn thị xã Sơn Tây có nhiều đơn vị bộ đội, do đó nhiều cán bộ, chiến sĩ xây dựng gia đình ở quanh đơn vị. Tác giả thiết nghĩ, nếu mỗi một gia đình quân nhân hạnh phúc sẽ lan tỏa yêu thương góp phần bình yên thôn xóm. “Hạnh phúc gia đình, bình yên thôn xóm” là thông điệp của bức tranh tới quân nhân nói chung và quân nhân Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quân sự 1 nói riêng.
VUN ĐẮP YÊU THƯƠNG
Đại úy QNCN Nguyễn Thị Huyền
Lữ đoàn 543, Quân khu 2
Thông điệp tác phẩm:
Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực, vun đắp và lan tỏa yêu thương. Chỉ khi đủ yêu thương, gia đình sẽ luôn hạnh phúc.
THE SILENT WAR
Nguyễn Quang Bách
Lớp DH56A, Hệ 4, Học viện Quân y
Thông điệp tác phẩm:
Trong xã hội phát triển ngày nay, vai trò của người phụ nữ, trẻ em đang ngày càng được khẳng định trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, kinh tế... hưng một số lượng không ít những phụ nữ cũng như bé gái đã và đang bị bạo hành từng ngày, từng giờ. Điều này gây ra sự căm phẫn rất lớn đối với định kiến về giới tính và những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu. Cuộc đấu tranh trong thầm lặng cứ thế diễn ra hàng chục thập kỷ, họ luôn luôn tìm lấy cơ hội để thoát khỏi những bất công như vậy. Đó là bạo hành, đó là bị kỳ thị. Họ rất mạnh mẽ và dũng cảm để đứng lên đấu tranh chống lại những áp bức như vậy.
KHÁT VỌNG VƯƠN LÊN
Nhóm tác giả: Nguyễn Huyền Anh (SN 1992) – Nguyễn Thị Hương Thu (SN 1993)
Phòng Khoa học quân sự, Học viện Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Trong bản Di chúc viết tháng 5-1968, Người đã căn dặn: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
Sự tiến bộ của phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, một nhân tố có ý nghĩa quyết định chính là mỗi phụ nữ và cả giới nữ phải nỗ lực tự vươn lên, khẳng định mình. Thời đại công nghiệp 4.0, bên cạnh những thách thức, luôn tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ Việt Nam khẳng định tiềm năng, vai trò và vị thế quan trọng trong xã hội. Vì vậy, chị em phụ nữ hãy nỗ lực nắm bắt để đạt được vị thế xứng đáng trong bình đẳng giới.
PHỤ NỮ VIỆT NAM TIÊN PHONG BẢN LĨNH, VƯƠN LÊN LÀM CHỦ ĐẤT NƯỚC
Thượng úy Tô Vinh Thức
Chính trị viên phó Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 368, Quân đoàn 12
Thông điệp tác phẩm:
Mong muốn kêu gọi một thế giới phát triển cân bằng, tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển đất nước cũng như đóng góp vào công cuộc hội nhập và phát triển của Việt Nam.
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Thiếu tá Nguyễn Quốc Chương
Trợ lý Phòng 7, Cục 16, Tổng cục II
Thông điệp tác phẩm:
Trong sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ đất nước, nam giới và nữ giới, cũng như tất cả các tầng lớp trong xã hội đều có quyền tham gia xây dựng và có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong môi trường quân đội, vốn là một tổ chức quân sự nên số lượng nữ không nhiều, nhưng bình đẳng giới trong quân đội đã được triển khai cụ thể hóa qua nhiều hoạt động, tạo được điều kiện thuận lợi để phụ nữ quân đội vừa “đảm việc nhà”, vừa phát huy vai trò trên các lĩnh vực quân sự, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
BÌNH ĐẲNG GIỚI
Đại úy QNCN Nguyễn Huyền Trang
Nhân viên Cục 12, Tổng cục II
Thông điệp tác phẩm:
Tác phẩm thể hiện vai trò của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực, dù là bác sĩ, giáo viên, bộ đội hay cô nông dân, dù ở nông thôn, thành thị hay hải đảo xa xôi, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn đóng góp công sức để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
GIA ĐÌNH
Tạ Văn Vũ
Học viên Tiểu đoàn 2, Trường Sĩ quan Lục quân 2
Thông điệp tác phẩm:
Thông qua bức tranh “Gia đình”, tác giả mong muốn gửi gắm đến các độc giả giá trị hình ảnh gia đình. Một gia đình hạnh phúc với sự chăm lo, vun vén tình cảm cả từ phía cha lẫn mẹ. Cha mẹ vừa góp sức, cống hiến, tham gia những công việc, nghề nghiệp xây dựng Tổ quốc. Cha mẹ vừa chung tay, góp lửa cho tổ ấm gia đình. Hai chữ “Gia đình” được tác giả khéo léo nâng niu với hai bàn tay của hai người, như cách mà cha và mẹ cùng nhau nỗ lực giữ lửa, xây hạnh phúc cho gia đình. Nổi bật ở giữa bức tranh, là hình ảnh người cha, người mẹ ôm ấp, thơm má – những cử chỉ tưởng chừng đơn giản, nhưng từng chút, từng chút họ đang gói ghém, vun đắp tình cảm cho tổ ấm, cho gia đình. Muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc thật sự, những bậc phụ huynh phải quan tâm, chú ý đến những điều giản đơn thường ngày. Một gia đình với những nền tảng vững chắc sẽ góp phần tạo nên nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho xã hội. Hoa sen, biểu tượng truyền thống của văn hóa Á Đông, không chỉ đại diện cho sự thanh tịnh và thanh khiết, mà còn tượng trưng cho sức mạnh và sự kiên nhẫn. Hoa sen nở rộ giữa những tháng ngày đen tối của bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới. Hoa sen tỏa sáng với vẻ đẹp của mình, như là một biểu tượng cho sự kiên cường và hy vọng. Trong sự yên bình của nó, chúng ta tìm thấy lời nhắc nhở về sức mạnh của lòng nhân ái và sự công bằng. Chúng ta hướng tới một thế giới nơi mỗi người sống với nhau mà không phụ thuộc vào giới tính hay bất kỳ điều gì khác, và đều có quyền được sống một cuộc sống tự do, bình đẳng, an toàn. Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp này, vun đắp hạnh phúc và hòa bình trong mỗi gia đình và xã hội. Hãy làm cho những bông hoa sen của bình đẳng và yên bình nở rộ khắp nơi, từng bước một, để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Hãy dừng lại, lắng nghe và hành động vì một thế giới không bạo lực và bình đẳng giới.
VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ
Đại úy QNCN Hoàng Thị Thủy
Nhân viên Tiểu đoàn 4, Trường Sĩ quan Lục quân 2
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh được tạo nên với chất liệu từ gạo, một nguyên liệu truyền thống, thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, dịu dàng nhưng đầy cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, vẻ đẹp của sự đổi mới, tiến bộ qua các thời kỳ về chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển của phụ nữ, cùng vẻ đẹp của tình đoàn kết toàn dân tộc trong chung tay thúc đẩy bình đẳng giới nói chung. Hy vọng rằng, các độc giả sẽ nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về giá trị của người phụ nữ Việt Nam. Từ đó, ra sức tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, tiếp tục phát huy vai trò của người “giữ lửa” gia đình và động viên, khuyến khích họ cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Chu Thị Việt Hà
Giáo viên mầm non, Nhà máy Z127, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Thông điệp tác phẩm:
“Hãy nói không với bạo lực gia đình” là thông điệp mà tôi muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Tác phẩm được sử dụng bằng màu nước với tông màu nền xanh da trời, màu xanh hy vọng, màu xanh của sự hòa bình với mong muốn vun đắp những yêu thương. Trong bức tranh là hình ảnh người chồng đang có những hành vi bạo lực đến thân thể của người vợ, điều đó đã làm tổn thương sâu sắc không chỉ người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến con trẻ. Hình ảnh hai đứa trẻ được tôi sử dụng bằng những dải giấy bìa nhỏ cuộn lại, làm nổi lên hình ảnh trái tim bị tổn thương, giúp cho người xem thấy được những tác hại của bạo lực gia đình. Khi trẻ phải chứng kiến những sự việc bạo lực trong chính ngôi nhà của mình, tình cảm gia đình bị rạn nứt, điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ, làm tổn thương tinh thần ở trẻ em. Những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng khó hòa nhập với cuộc sống, dễ bị căng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất.
Xây dựng gia đình hạnh phúc, không có bạo lực gia đình chính là chiếc nôi nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn trong sáng cho trẻ. Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật, chúng ta hãy cùng lên án chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO
Đại úy QNCN Nguyễn Thu Thủy
Cục Huấn luyện – Đào tạo, Học viện Quốc phòng
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh lấy cảm hứng từ việc phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò của mình và không ngừng nâng cao vị thế trong nước và quốc tế. Những đóng góp bền bỉ, to lớn của phụ nữ ngày càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tươi đẹp, rực rỡ”. Bức tranh mang màu sắc tươi sáng, mặc dù chỉ đưa vào một phần những công việc trong xã hội nhưng mong muốn nói lên những đóng góp to lớn của phụ nữ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những tòa nhà, bông hoa rực rỡ nhấn mạnh vào khẩu hiệu: “Bình đẳng giới”. Bởi chỉ khi có bình đẳng thì phụ nữ mới có thể phát huy hết tiềm lực và cùng chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
CÓ ANH VÀ CÓ EM
Trung tá Nguyễn Văn Đạt
Trợ lý Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Hải Dương, Quân khu 3
Thông điệp tác phẩm:
Tác phẩm “Có anh và có em” lấy cảm hứng và tuyên truyền sự bình đẳng giới trong nghề nghiệp. Mọi ngành nghề trong xã hội, các chú, các anh làm được thì các chị, các em cũng có thể làm được. Những ngành trước đây được cho là ngành nghề chỉ dành cho nam giới như bộ đội, công an, công nhân kỹ thuật, lái máy bay, kiến trúc sư, thiết kế, xây dựng... thì ngày nay nữ giới đều có thể làm được và làm tốt không thua kém đàn ông. Các anh cũng không ngại tham gia vào các nghề là thế mạnh của phụ nữ như đầu bếp, tiếp viên hàng không, công nhân may, thợ cắt tóc, trang điểm...
HÃY CHẤM DỨT BẠO HÀNH VÀ LAN TỎA YÊU THƯƠNG! BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỂ THẤU HIỂU VÀ HẠNH PHÚC
Lê Thị Thảo
16/14/1 Võ Trường Toản, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Thông điệp tác phẩm:
Bố cục tranh có 3 phần:
Phần phía trên, bên trái: Nội dung là cảnh chồng bạo hành với vợ, nói lên nguyện vọng của phụ nữ: Không còn bị bạo hành, không phải chịu đựng người chồng gia trưởng, không phải một mình gánh vác mọi việc vất vả trong gia đình.
Phần giữa, bàn tay con nhỏ bé trong bàn tay của mẹ, của cha: Bàn tay của ba, mẹ và con thể hiện lòng yêu thương, bảo bọc, chở che, tinh thần trách nhiệm cao với con cái và gia đình.
Trái tim ở giữa tượng trưng cho tình yêu thương lan tỏa ra dưới nhiều biểu hiện như cùng nhau chia sẻ việc nhà trong niềm hạnh phúc, người vợ được chồng thấu hiểu, quan tâm, yêu thương và chăm sóc khi sinh nở, đó là niềm hạnh phúc của đôi lứa...
Phần bên phải mang ý nghĩa: Kết quả của sự thấu hiểu nhau, vợ hiểu được sự vất vả của chồng khi là người mang trách nhiệm làm trụ cột trong gia đình, chồng thấu hiểu vợ. Cảnh chồng nằm ngủ trong tư thế rất thoải mái, trong tình yêu thương của vợ con, em bé rất hồn nhiên, ngây thơ hạnh phúc bên mẹ cha, người vợ thì xiết bao hạnh phúc, ngắm chồng con mình thật đáng yêu.
Bình đẳng giới sẽ giúp cho người vợ hiểu được sự vất vả của hồng khi lao động mưu sinh, vì chính họ cũng đang làm việc đó. Bình đẳng giới giúp chồng hiểu được sự vất vả của vợ khi vừa làm việc kiếm sống, vừa lo mọi việc lớn, nhỏ trong gia đình, bởi chính họ cũng đang tham gia vào việc này cùng vợ. Còn một điều đòi hỏi sự thấu hiểu của chồng, hiểu thật sâu cho người vợ của mình, đó là việc sinh nở, người vợ phải trải qua bao nhiêu biến đổi trong cơ thể khi mang thai, phải chia sẻ cho con xương máu như thế nào và phải đối mặt với hiểm nguy gì khi sinh nở, thấu hiểu đứa con bé bỏng cần gì để mà yêu thương cho đủ, từ đó mới hiểu được niềm hạnh phúc...
BÌNH ĐẲNG GIỚI – GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC, XÃ HỘI VĂN MINH, THẾ GIỚI HÒA BÌNH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Thượng tá Trần Đình Công
Chủ nhiệm Chính trị, Lữ công binh 25, Quân khu 9
Thông điệp tác phẩm:
Dù là quốc gia, dân tộc nào cũng vậy, chỉ có cải thiện đi đến xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới thì hạnh phúc mới đến với mỗi gia đình, xã hội mới văn minh và đó cũng là một trong những nhân tố quan trọng để thế giới có được nền hòa bình và phát triển bền vững.
NAM NỮ BÌNH ĐẲNG CÙNG CHUNG TAY VÌ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN
Đại úy Trần Quỳnh Thương
Đại đội 3, Tiểu đoàn 15, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3
Thông điệp tác phẩm:
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì bình đẳng giới là một lĩnh vực trong đời sống xã hội và gia đình cần được pháp luật bảo vệ.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và được thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển: Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng trong thù lao công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Đây là một tư tưởng hoàn toàn tiến bộ và thiết thực, nó đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được nuôi dưỡng, được hưởng sự chăm sóc chu đóa hơn cả từ cha lẫn mẹ, học hành tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của xã hội. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con cái là môi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và giúp con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh. Đồng thời, bên cạnh đó người phụ nữ có thể làm chủ cuộc sống của mình, nhờ đó mà có thể nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc gia đình; góp phần làm cho đất nước phát triển, xã hội văn minh.
Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và xã hội hiện nay, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình, xã hội đã được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ cần nhận thức được giá trị và năng lực của bản thân, từ đó tự vươn lên giải phóng chính bản thân mình. Phải không ngừng học tập và nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò và vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
ĐỒNG ĐIỆU
Lê Hương Ly
Phòng Quản lý chất lượng, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, Tập đoàn CNVT Quân đội
Thông điệp tác phẩm:
Bầu trời màu tím với ánh trăng và hàng vạn vì sao lấp lánh tạo ra một không gian kỳ bí cho người xem, cảm giác như đang mở cửa sổ vào một thế giới tuyệt vời đầy ảo diệu và lãng mạn. Cảnh đôi vợ chồng già khiêu vũ là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu và sự gắn bó vững chắc qua thời gian. Cùng nhau trân trọng mọi khoảnh khắc, luôn đồng hành và ủng hộ đối phương. Hãy suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc của tình yêu, sự gắn bó và đồng hành. Tôn trọng và sự bình đẳng là nền tảng để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc bền lâu.
MÀU XANH TÌNH YÊU
Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thoa, Chủ tịch Hội Phụ nữ
Trung đoàn 937, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân
Thông điệp tác phẩm:
Bình đẳng giới là vấn đề được Nhà nước ta quan tâm và triển khai nhiều chính sách quan trọng mang lại quyền lợi bình đẳng giữa mọi người, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, để thay đổi quan niệm, tư duy của giới và chính nữ giới.
Nơi tình yêu bắt đầu, nơi ấy có bình đẳng giới, nơi giúp con người học được cách yêu thương bản thân, yêu thương những người xung quanh, trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống và những ứng xử bất bình đẳng giới được xóa bỏ, thay vào đó là sự đồng cảm, chia sẻ và lắng nghe, để xây dựng một gia đình thực sự “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”, một xã hội công bằng, văn minh, mọi người đều được phát huy, phát triển năng lực của mình để có cuộc sống hạnh phúc và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.
Tình yêu là điều tuyệt vời mà tạo hóa mang lại cho con người, hãy yêu thương nhau nhiều hơn để mang đến thế giới này những điều tử tế, hạnh phúc và bình đẳng.
CÙNG CHUNG TAY GIỮ LỬA ẤM GIA ĐÌNH
Trung úy QNCN Lê Thị Ngân
Nhân viên tài chính, Cơ quan tài chính, Lữ đoàn 132, Binh chủng Thông tin liên lạc
Thông điệp tác phẩm:
Gia đình là tế bào của xã hội. Mái ấm gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi con người. Gia đình luôn là niềm tự hào và đáng trân trọng trong tim mỗi con người. Tuy nhiên, hiện nay ở một số gia đình còn xảy ra tình trạng bạo lực, khiến các thành viên trong gia đình bị tổn thương về tâm lý và sức khỏe, nhất là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó thì sự phân biệt đối xử về giới tính cũng dẫn đến bạo lực gia đình. Vậy nên bình đẳng giới phải được thực hiện ngay trong mỗi gia đình. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, học hành phát triển, lớn lên thành công dân tốt của xã hội. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, chúng ta cần:
- Nói không với bạo lực gia đình
- Nói không với rượu bia
- Nói không với phân biệt giới tính
- Hãy chia sẻ việc nhà với phụ nữ.
CHUNG TAY XÂY DỰNG MỘT THẾ GIỚI
Đại úy QNCN Lê Văn Hào
Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 239, Binh chủng Công binh
Thông điệp tác phẩm:
Tác phẩm muốn nhắn gửi đến toàn thể cộng đồng, các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội... hãy chung tay phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Gửi gắm thông điệp góp phần lan tỏa sự yêu thương mạnh mẽ đến mọi tầng lớp trong xã hội và thôi thúc tất cả chúng ta, bao gồm mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, các cấp, các ngành hãy cùng nhau hành động quyết liệt hơn cùng CHUNG TAY XÂY DỰNG MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH, HẠNH PHÚC, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội văn minh không bạo lực, một cộng đồng an toàn, bình đẳng cho tất cả mọi người, góp phần vào việc xây dựng một thế giới giàu mạnh hơn, tốt đẹp hơn.
BAN MAI TÌNH YÊU
Thiếu tá QNCN Vũ Quang Huy
Điện ảnh Quân đội nhân dân, Tổng cục Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Ban mai có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất, đáng được mong đợi nhất trong ngày với những tia nắng tinh khôi tràn đầy nhựa sống, cỏ cây, hoa lá như hòa quyện vào ánh sáng chan hòa, hướng con người ta tới cái Chân - Thiện - Mỹ.
Gia đình cũng thế, khi có đầy đủ các thành viên cùng nhìn về một hướng, cùng yêu thương, bao bọc, nâng đỡ lẫn nhau, thì cũng như những ánh nắng ban mai kia luôn lan tỏa những năng lượng tích cực để làm đẹp cho đời.
Trong gia đình mỗi thành viên cùng nắm tay nhau, cùng trao gửi yêu thương thì mọi khó khăn, mệt mỏi sẽ đều được tan biến, những đứa con yêu dấu sẽ chăm ngoan và hiếu thuận khi chúng cảm nhận được tình yêu thương, chia sẻ của cha dành cho mẹ và ngược lại.
Cuộc sống sẽ không thể tránh được lúc khó khăn, rào cản, áp lực, nhưng điều quan trọng là mỗi cá nhân trong gia đình có chịu đối mặt vui vẻ chấp nhận và cùng nhau tháo gỡ hay không?! Và ngôi nhà sẽ không thể trở thành tổ ấm nếu như thiếu đi sự đoàn kết, tình yêu thương, sự thấu hiểu và sẻ chia giống như những tia nắng ban mai kia sẽ không thể rạng rỡ, kiêu sa nếu thiếu đi những mảng tường rêu phong, hoài niệm và những cành cây xào xạc trong gió. Vạn vật cũng như con người cùng nhau lan tỏa yêu thương, lan tỏa những điều thiện lành, tất cả hòa quyện tạo thành:
“Ban Mai Tình Yêu”
THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI, LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Đại úy Trần Thị Nga
Phòng Trưng bày – Triển lãm, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững. Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Đấu tranh cho bình đẳng giới không chỉ là việc loại bỏ các định kiến và tư tưởng cũ, mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong ý thức và hành vi của cả cộng đồng. Trong mỗi gia đình, bình đẳng giới là các thành viên cùng nhau chia sẻ công việc, từ việc kiếm tiền đến công việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Một gia đình hạnh phúc là khi các thành viên biết chia sẻ công việc, được tham gia, bàn luận và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vợ chồng thương yêu, tôn trọng nhau, chia sẻ công việc với nhau thì con cái mới được chăm sóc đầy đủ và cảm nhận được sự ấm êm, hạnh phúc. Để hạnh phúc gia đình bền chặt thì người làm cha, làm mẹ phải bình đẳng cả trong việc dạy dỗ con cái... Giáo dục bình đẳng giới trong gia đình bắt đầu từ trẻ thơ sẽ là nền tảng vững chắc để thực hiện tốt bình đẳng giới trong tương lai. Sự chia sẻ trách nhiệm và quan tâm lẫn nhau giữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình góp phần vun đắp niềm tin, những điều tốt đẹp, lan tỏa tình yêu thương, là chìa khóa để xây dựng một xã hội bình đẳng giới và tiến bộ.
BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ CHÌA KHÓA CỦA HẠNH PHÚC
Lê Thị Phượng
Phòng Kế hoạch Tài chính, Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ
Thông điệp tác phẩm:
Tác phẩm nêu bật 3 khái niệm “Bình đẳng – Chia sẻ - Yêu thương” để thể hiện khái niệm bình đẳng giới giữa đàn ông và phụ nữ. Trong bức tranh hiển thị nhân vật là vợ chồng thì bình đẳng về mọi mặt trong cuộc sống, từ việc gánh vác công việc ngoài xã hội đến công việc gia đình cả hai đều cùng phải đồng hành và chia sẻ gánh nặng như nhau. Không phân biệt việc nặng hay nhẹ, cùng đồng lòng thì sẽ vượt qua tất cả. Tiếp đến là hình tượng hai đứa trẻ dưới mái nhà nhỏ, nhờ công nuôi dưỡng đùm bọc từ bố mẹ mà cả hai con đều được đi học, đều được tham gia mọi hoạt động xã hội ngang nhau, được tự do lựa chọn công việc mà mình yêu thích. Hai đứa trẻ cũng biểu thị cho gia đình với thông điệp “Dù gái hay trai chỉ 2 là đủ”, không quan trọng giới tính, bỏ quan niệm cổ hủ để đón nhận tương lai tươi sáng.
Làm được việc trên gia đình sẽ bớt đi những gánh nặng, bỏ việc trọng nam khinh nữ, không còn việc sinh con cố để nối dõi tông đường, từ đó gia đình sẽ nhẹ nhàng hơn, sống vui tươi và hạnh phúc hơn (bức tranh thể hiện biểu cảm vui tươi của cả gia đình). Xen kẽ hình tượng gia đình là hình tượng trái đất với hai bàn tay nâng đỡ gia đình yêu thương, qua đó muốn nói cả thế giới cùng chung tay hướng tới việc thực hiện bình đẳng giới, cân bằng công bằng về mọi mặt để xây dựng một thế giới tươi đẹp, không có bạo lực.
Hướng tới một thế giới hòa bình, không bạo lực và bình đẳng, mỗi cá nhân trong xã hội cần hiểu và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Tuyên truyền rộng rãi phổ cập trên các phương tiện thông tin truyền thông để truyền tải thông điệp rộng rãi ra thế giới. Hình tượng hai chú chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình cho nhân loại. Mỗi gia đình là một mảnh ghép nhỏ trên ngôi nhà chung của thế giới, mọi người đều công bằng và bình đẳng thì sẽ không xảy ra bạo lực, không có chiến tranh, mọi người đều có cơ hội sống tốt như nhau.
Lan tỏa yêu thương được thể hiện qua hình tượng trái tim đỏ thắm bao bọc cả gia đình, mọi người đều vui vẻ hạnh phúc. Qua tác phẩm muốn mọi người hãy cùng hành động và xây dựng một thế giới tốt đẹp, truyền đạt đến các thế hệ sau không còn mang tư tưởng bất bình đẳng giới, hướng tới một xã hội văn minh và phát triển.
HẠNH PHÚC SAU GIỜ TAN CA
Nguyễn Thị Thảo
Tổ Hậu cần đời sống, Công ty 91, Tổng Công ty Đông Bắc
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh được tạo nên từ những nguyên liệu có sẵn tại đơn vị. Đó là những viên đá sỏi, những hạt than đen óng ánh, những cành cây khô, những tờ giấy nháp bỏ đi, được đem ngâm nước, ngậm màu rồi ủ dán, thậm chí sử dụng cả cách xé dán từ những tờ báo không còn dùng tới...
Hình ảnh một gia đình nhỏ đang vui vẻ bên nhau. Phía trước bức tranh là gia đình luôn kề vai, hậu phương vững chắc chính là người vợ hiền chịu thương chịu khó luôn chăm lo cho gia đình chu đáo; với những đứa con luôn mạnh khỏe. Đó là động lực to lớn để người thợ mỏ yên tâm công tác, cống hiến sức lực nhỏ bé của mình cho sự phát triển của ngành nói riêng cũng như của đất nước nói chung sau những giờ tan ca mệt mỏi. Phía sau bức tranh là hình ảnh lò than nơi người công nhân lao động, sản xuất để mưu sinh, vất vả kiếm sống cho gia đình. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả bức tranh muốn hướng tới – thông điệp về một gia đình hạnh phúc, an toàn và bình đẳng. “Hãy biết quan tâm, động viên nhau để xây dựng một gia đình hạnh phúc”. Đúng như câu nói: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Hạnh phúc không phải là một điểm đến mà là hành trình chúng ta đang đi.
Bức tranh là tình yêu thương, là khát khao lan tỏa về một gia đình hạnh phúc. Xin được gửi tới những lời thơ của tác giả Anh Tuấn trong bài thơ “Tâm sự thợ mỏ” như một lời sẻ chia từ tấm lòng của thế hệ những người thợ mỏ:
Em hỏi anh từ vùng quê nào tới
Mà theo nghề thợ mỏ, anh ơi?
Anh nhìn em, miệng nở nụ cười
Vì đam mê, nên anh yêu nghề mỏ...
CHUNG TAY VÌ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hải Yến
Đoàn 285, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thông điệp tác phẩm:
Mỗi người sinh ra trên đời đều xứng đáng được sống tự do theo đuổi ước mơ của riêng mình. Tuy nhiên, những định kiến về giới từ xưa đến nay đang trở thành rào cản ngăn chúng ta chinh phục điều đó. Vì vậy, đấu tranh cho bình đẳng giới là điều cần thiết trong xã hội hiện đại. Bình đẳng giới là một quyền cơ bản của con người và là nền tảng cần thiết để xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững. Điều này có nghĩa rằng: nam và nữ cùng được hưởng quyền cơ hội và tài nguyên mà không bị phân biệt đối xử. Thật không may, tình trạng bất bình đẳng vẫn tồn tại nhiều nơi trên thế giới. Người phụ nữ thường bị áp bức, chịu đau khổ thiệt thòi, thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cơ hội kinh tế và tham gia vào quyết định trong xã hội. Điều này không chỉ vi phạm quyền con người của họ mà còn làm chậm quá trình phát triển xã hội và kinh tế. Với thông điệp “Chung tay vì hạnh phúc đích thực của phụ nữ và trẻ em Việt Nam” nhằm xây dựng một xã hội không còn sự bất bình đẳng trong giới tính, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Người phụ nữ có quyền và được quyền bình đẳng trong mọi mặt của xã hội. Bình đẳng giới không chỉ là về quyền của phụ nữ mà đó là về việc xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển mà không bị giới tính làm hạn chế. Để xây dựng một xã hội bình đẳng giới, ta cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân sẽ dẫn đến sự thay đổi của toàn xã hội. Trước hết chúng ta nên tự hào và yêu thương chỉnh bản thân mình, trân trọng sự khác biệt giữa ta và những người xung quanh. Tiếp đó hãy dành sự tôn trọng ấy cho người khác, công nhận tài năng và giá trị của họ. Hãy cùng tiếp tục làm việc vì một thế giới nơi mọi người không bị giới tính giới hạn và nơi mọi người đều có cơ hội để phát triển tối đa.
BÌNH ĐẲNG GIỚI, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH - NGUỒN GỐC CỦA MỘT XÃ HỘI VĂN MINH, HẠNH PHÚC
Phùng Thị Bích Nga
Trường Mầm non Tản Lĩnh B, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Thông điệp tác phẩm:
Để có một xã hội văn minh – hạnh phúc, cá nhân mỗi chúng ta hãy xây dựng gia đình hạnh phúc, yêu thương – sẻ chia, nói không với bạo lực và lựa chọn giới tính.
BÌNH ĐẲNG GIỚI – LÀ HẠNH PHÚC
Thiếu úy QNCN Nguyễn Thị Tú Ánh
Ban CHQS huyện Thọ Xuân, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa, Quân khu 4
Thông điệp tác phẩm:
Một nhà hiền triết đã từng chia sẻ: “Sứ mệnh của người phụ nữ không phải để cường hóa tinh thần nam tính, mà để thể hiện nữ tính; sứ mệnh của người phụ nữ không phải là duy trì thế giới nam tôn, mà là xây dựng thế giới con người bằng việc đưa yếu tố nữ tính của mình vào mọi hoạt động của nó.”
Phụ nữ không cần phải “đấu tranh” cho bình đẳng giới; chúng ta cần đấu tranh để loại bỏ những rào cản và định kiến xã hội đối với “bình đẳng giới”. Để xây dựng một xã hội bình đẳng giới, chúng ta cần sự đồng lòng và hợp tác của cả cộng đồng. Sự thay đổi trong nhận thức của từng cá nhân sẽ dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ xã hội mà ở đó nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Với mong muốn thông qua cuộc vận động sáng tác, lan tỏa những thông điệp mạnh mẽ, ấn tượng, làm lay động lòng người, làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của xã hội và của chính chị em phụ nữ về bình đẳng giới, Chi hội phụ nữ Ban chỉ huy Quân sự huyện Thọ Xuân tham gia cuộc vận động sáng tác và triển lãm tranh về đề tài bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với thông điệp: “Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội”. Bức tranh thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ, mọi cơ hội đều như nhau, cùng hợp tác để làm chủ bản thân, thực hiện ước mơ, khát vọng của chính mình và được nhà nước, được pháp luật bảo vệ, tôn trọng. Bên cạnh đó, vấn đề bình đẳng giới được nhìn nhận từ góc độ của tình yêu thương, từ chính trái tim của mỗi chúng ta thì vấn đề giới tính không còn quan trọng nữa, con trai hay con gái đều là món quà vô giá mà thượng đế ban tặng. Giới tính nam, giới tính nữ, đồng tính, song tính, vô tính đều không quan trọng, không ai có lỗi, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình. Chúng ta xây dựng 1 gia đình hạnh phúc trên nền tảng tôn trọng bình đẳng giới, vợ và chồng đều có quyền lợi và trách nhiệm như nhau.
Người phụ nữ cần làm tốt thiên chức cao đẹp của người vợ, người mẹ, đó là cơ sở để chị em tham gia công tác xã hội đạt hiệu quả. Ngược lại, vị thế xã hội cũng giúp cho người phụ nữ có uy tín và điều kiện nuôi dạy con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững. Những đóng góp to lớn của phái nữ góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giới, đồng thời xây dựng một thế giới văn minh và tốt đẹp hơn.
VÌ CON
Đại úy QNCN Đồng Cảnh Hoàng
Đại đội 17 Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh, Quân khu 4
Thông điệp tác phẩm:
Tham gia cuộc vận động sáng tác tranh về đề tài bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, bản thân tôi dự thi tác phẩm có chủ đề: “ VÌ CON”.
Khi tham gia cuộc thi tôi đã nghĩ ngay đến chủ đề này, bởi vì tôi đã từng vô tình lướt qua một câu hỏi đầy day dứt của một bé gái trên facebook, giờ nghĩ đến vẫn thấy nhói lòng và đầy ám ảnh…"Nếu con chết, ba mẹ có ngừng đánh nhau không?"
Cũng là ba của một bé gái giống như bé gái trên facebook ấy, tôi nhận ra rằng với con trẻ, có lẽ một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất là phải chứng kiến cảnh cha mẹ cãi cọ, đánh mắng nhau. Chúng rơi vào cảm giác tuyệt vọng, bất lực, không ít đứa trẻ còn phải chống chọi với sự cô độc, trầm cảm….và dần dần có thể tạo thành một vòng tròn bạo lực.
Ảnh hưởng của bạo hành gia đình đến tâm lý và sự phát triển của trẻ em là một điều hiển nhiên, một thực tế đã được kiểm chứng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình sẽ để lại trong tâm hồn non nớt của trẻ thơ những vết đen, những nỗi đau dai dẳng, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ về sau.
Vậy nhưng thực tế, những vụ bạo lực gia đình, chồng đánh vợ dã man trước mặt con cái vẫn xảy ra liên tiếp. Khi dư luận chưa hết sửng sốt trước cảnh chồng hất cả mâm cơm vào mặt vợ trước mặt con nhỏ, thì ngay sau đó lại thêm một đoạn clip võ sư đánh vợ vừa mới sinh con với những cú ra đòn “thừa sống thiếu chết”.
Kinh hoàng hơn là vụ án người chồng ở Hà Đông cầm dao giết vợ bên mâm cơm, trước mặt con cái chỉ vì cự cãi tiền học của con….
Còn mới đây nhất, mạng xã hội lại lan truyền đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh một ông chồng đánh vợ đến ngất xỉu. Theo camera trong phòng ghi lại người chồng hùng hổ đấm liên tiếp vào người vợ của mình. Những đòn giáng mạnh khiến người phụ nữ ngã quỵ xuống đất rồi ngất xỉu tại chỗ. Nghe tiếng mẹ la hét thất thanh, 2 đứa con vội vàng chạy đến, gào khóc thảm thiết. Bé trai lớn vừa van xin vừa giữ tay để bố đừng đánh mẹ nữa. Không hiệu quả, đứa bé quỳ sụp xuống òa khóc, chắp tay van lạy: "Con xin bố, con xin bố,... đừng đánh mẹ con... con xin bố, con xin bố". Cách đó vài bước chân là đứa bé nhỏ hơn cũng đang gào khóc vì sợ hãi.
Cộng đồng mạng dậy sóng ngay lập tức sau clip này. Bởi không ai có thể tin một người "đầu ấp tay gối" với mình lại có những hành vi bạo lực dã man, vũ phu như thế. Những cú đòn giáng xuống người vợ mà ai xem cũng phải "lạnh sống lưng". Điều bất bình, phẫn nộ hơn là những hành vi khủng khiếp ấy lại diễn ra trước mặt những đứa trẻ còn non nớt, ngây thơ, biến chúng thành nạn nhân, chịu tổn thương trong tâm hồn suốt quãng đời còn lại.
Liệu những người đàn ông thể hiện uy quyền bằng nắm đấm ấy khi xem lại hình ảnh hai đứa con đáng thương của mình khẩn thiết cầu xin bố đừng đánh mẹ trong hoảng loạn ấy sẽ có cảm giác như thế nào? Có khi nào họ tự hỏi và nhận thức được rằng, chính người lớn đang làm hoen ố tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ bởi hành vi đầy bạo lực của mình?
Có nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm tới 91%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất là 87,5% và gây tổn thương về tâm lý, tinh thần chiếm 89,4%.
Chính từ hệ lụy đau lòng ấy nên sau mỗi vụ việc, sự dậy sóng, lên án của dư luận, là điều đương nhiên. Nhưng có lẽ sau quá nhiều clip bạo hành kinh hoàng như vậy thì sự lên án thôi là chưa đủ mà cần hơn, đó là các hành động cụ thể, bằng một hành lang pháp lý đủ chặt chẽ, chế tài đủ nghiêm minh để mỗi đứa trẻ được đảm bảo không phải tiếp xúc hoặc chứng kiến bạo lực và luôn được nuôi dưỡng trong một môi trường gia đình lành mạnh, không độc hại.
Vẫn biết là cuộc sống vợ chồng có lúc “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, va chạm là điều không thể tránh khỏi. Nhưng con trẻ không có lỗi, đừng biến chúng thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Nỗi đau về thể xác có thể dịu nguội qua thời gian, nhưng những tổn thương, những vết đen trong tâm hồn sẽ rất khó chữa lành, dù qua bao năm tháng. Bố mẹ là tình yêu to lớn nhất của con trẻ, bố mẹ hạnh phúc cũng là cách tốt nhất để con cái cũng tự nhiên nở nụ cười trên môi.
BÌNH ĐẲNG GIỚI – NỀN TẢNG XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Thượng úy QNCN Võ Văn Tuấn Anh
Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Thạnh, Bộ CHQS tỉnh Long An, Quân khu 7
Thông điệp tác phẩm:
Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm và triển khai nhiều chính sách quan trọng mang lại quyền lợi bình đẳng giữa mọi người, đồng thời tuyên truyền, giáo dục để thay đổi quan niệm, tư duy của nam giới và chính nữ giới. Vì thế, vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các thành tựu đạt được về bình đẳng giới, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là tình trạng bất bình đẳng giới còn diễn ra trên một số lĩnh vực, tồn tại dưới một số hình thức khác nhau. Đặc biệt là bất bình đẳng giới trong gia đình.
Ý chính tranh có 2 mảng:
Mảng đầu tiên nói về sự tăm tối, vỡ vụn của gia đình có gây gổ, bạo lực, cãi vã. Hình ảnh đứa trẻ che tai bất lực thể hiện không một đứa trẻ nào muốn sống trong gia đình có bạo lực. Hình ảnh gia đình bạo lực vẽ trên nền màu đỏ đậm u tối bên cạnh đó có những mãnh vụn thủy tinh như các tác hại của bạo lực xuyên ngang cuôc sống gia đình.
Mảng ý nghĩa thứ hai đó là hình ảnh gia đình vui vẻ yêu thương, những đứa trẻ an toàn sẽ có cuộc sống và tương lai tươi sáng như những tia nắng mặt trời thể hiện trong bức tranh. Đồng thời khẳng định ý nghĩa câu nói trong bức tranh “Vun đắp yêu thương, hạnh phúc sẽ tỏa sáng”.
Chính giữa bức tranh là hình ảnh 3 người phụ nữ trong trang phục 3 ngành nghề bên bó hoa thể hiện: phụ nữ là một nửa thế giới, phải được tôn trọng, được công nhận giá trị, vai trò xã hội cũng như cống hiến của họ trong mọi ngành nghề, mọi vị thế trong xã hội. Trên mặt trận xã hội và văn hóa, bình đẳng giới có thể thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm gia đình và công việc nhà, đảm bảo mọi thành viên trong gia đình được coi trọng và được đánh giá dựa trên khả năng và đóng góp của họ, chứ không phải dựa trên giới tính.
Tóm lại, bình đẳng giới là nền tảng không thể thiếu để xây dựng một gia đình hạnh phúc, văn minh và lành mạnh. Khi mọi người trong gia đình được đối xử công bằng và có cơ hội phát triển, sẽ tạo ra một môi trường ấm cúng và hạnh phúc cho tất cả các thành viên.
HY VỌNG
Thượng sĩ Lương Nguyễn Quốc Hùng
Đại đội trinh sát-điện đài, Tiểu đoàn Chỉ huy pháo binh 10, Bộ Tham mưu Quân khu 7
Thông điệp tác phẩm:
Bố cục bức tranh chia làm 2 phần. Phần trên là đô thị phát triển cũng như xã hội ngày nay song vẫn tồn tại những truyền thống cổ hủ, những định kiến trong mỗi con người. Phần dưới tôi lấy cảm hứng từ căn nhà vẫn đang phân biệt đối xử, bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra, những vách tường tượng trưng cho rào cản tâm lý của một bé gái đang bị giam giữ không thể thoát ra và không biết làm cách nào để có thể thoát ra những ảnh hưởng đến từ bạo lực gia đình. Sử dụng hình ảnh chiếc tivi và những thước phim như những gì đứa bé gái đã trải qua và từng chứng kiến trong quá khứ.
Về thước phim đầu tiên là đứa bé gái đang cố gắng đuổi theo bước chân của gia đình khi ba mẹ chỉ quan tâm đến người con trai. Thước phim thứ hai diễn tả sâu xa hơn về tình huống đơn giản trong cuộc sống dù bé gái có cố gắng thế nào cũng không nhận được 2 từ “công nhận” từ ba mẹ, còn bé trai dù chỉ nhìn qua đã được tán thưởng. Thước phim thứ ba là hình ảnh đứa bé gái liên tục thấy những hình ảnh bạo lực gia đình dẫn đến thước phim thứ tư đứa bé gái đã rơi vào trạng thái tuyệt vọng, luôn sống trong sợ hãi, một vết thương tâm lý dai dẳng không thể chữa lành, dẫn đến nhiều hệ lụy trong cuộc sống ảnh hưởng đến những mầm non của tương lai sau này lớn lên sẽ có tâm lý sợ xã hội dẫn đến tính cách của chúng trở nên rụt rè hoặc bạo lực. Qua đây tôi muốn gửi đến mọi người thông điệp từ những hình ảnh của bức tranh: Hãy cùng nhau lan tỏa sự yêu thương, cùng nhau mạnh mẽ đứng lên chống lại bạo lực gia đình.
Về phần nền dưới trong trí óc của đứa bé gái luôn có những hạt mưa, những mũi gai nhọn đâm sâu vào làm mờ nhạt đi màu hồng, trong tâm trí hình ảnh cái bóng của gia đình luôn ở khoảng cách mà đứa bé không thể với tới, từ đó ta thấy được hình ảnh người anh luôn với tay về đứa bé gái, luôn hy vọng cùng đứa em của minh thoát ra khỏi định kiến bạo lực của gia đình. Trên tay người anh đang là những quả bóng được thả đi mang theo những hy vọng gửi đến mọi người những mong muốn của mình về tương lai bình đẳng giới, cùng đứa em của mình thả những quả bóng ấy tượng trưng cho phá vỡ xiềng xích trọng nam, khinh nữ, ai cũng có được một cuộc sống như mình mong ước. Hình ảnh người anh cùng người em của mình nâng lên chìa khóa của hy vọng đi đến thế giới bình đẳng yêu thương giúp đỡ nhau.
Trong bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đã từng nói: “Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Đúng như vậy, con người có quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Ở hai góc bức tranh, thứ nhất hình ảnh chú chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình, cho hy vọng và góc dưới hình ảnh đứa trẻ nằm trên tay bác sĩ ghi nhận hậu quả do tình hình quân sự, chiến tranh ở Trung Đông mang lại. Qua chủ đề này tôi muốn gửi đến tất cả mọi người hy vọng về một nền hòa bình, độc lập, nơi mà mọi người được sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc, có được một cuộc sống tươi đẹp, có được sự yêu thương.
NAM NỮ BÌNH ĐẲNG, XÃ HỘI VĂN MINH, GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Thượng tá QNCN Nguyễn Thị Cường
Giáo viên Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Quân sự Quân khu 5
Thông điệp tác phẩm:
Tác phẩm là sự phối hợp ý tưởng và cộng tác giữa Hội phụ nữ Nhà trường và hội viên phụ nữ tổ 34 phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn để lại vết thương về mặt tinh thần sâu sắc đối với người bị bạo hành. Chính vì vậy, bạo hành gia đình dưới bất kỳ hình thức nào cũng cần phải bị lên án và trừng phạt. Bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu là bạo lực về thể chất, tinh thần, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Trong xã hội ngày nay, bất bình đảng về giới cũng là rào cản và thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và xóa bỏ định kiến giới.
Bức tranh này, chúng tôi muốn thể hiện rõ hai gia đình có hai con gái, một bên là gia đình có hiểu biết về giới, có sự sẻ chia, lan tỏa yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, kết quả là gia đình được vui vẻ, hạnh phúc bền vững, văn minh, tiến bộ, con cái học giỏi, chăm ngoan. Với gam màu sáng toàn cảnh, thể hiện một tương lai tươi sáng, tốt đẹp, đây cũng là mong ước của mọi gia đình và của toàn xã hội; một bên là gia đình không có sự cảm thông, hiểu biết lẫn nhau, bất bình đẳng về giới tính, dẫn đến bạo lực gia đình, hậu quả chất chồng lên người vợ và 2 cô con gái, tổn thương về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế gia đình, đây có thể xem là vấn nạn của xã hội, con cái gánh hậu quả. Bức tranh với gam màu buồn, cuộc sống xám xịt phủ trùm lên tương lai của con trẻ, là nổi ám ảnh của biết bao gia đình bất hạnh, đang lên tiếng kêu cứu. Chính vì vậy, cuộc vận động như thôi thúc chúng ta, mỗi người đều có trách nhiệm, đều phải lên tiếng phòng, chống bạo lực, xóa bỏ định kiến giới, nam nữ bình quyền, đúng như lời Bác Hồ đã từng tuyên bố với thế giới và quốc dân rằng: “Phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được chung mọi quyền tự do của một công dân” và nhiều cuộc nói chuyện Bác đã khẳng định: “Chúng ta làm cách mạng là để tranh quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền nhau”.
Phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là định kiến về giới rất cần thiết, không phải của riêng ai mà của toàn xã hội, của các cấp, các ngành. Hy vọng “Cuộc vận động” sẽ là dịp để chúng ta sẻ chia yêu thương, chung tay phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới góp phần đẩy thông điệp “Nam nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc” đến với mọi người, góp phần “Thực hiện bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực, lan tỏa yêu thương”.
GIA ĐÌNH – NƠI YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ
Thiếu tá Nguyễn Thị Phương Oanh
Cơ quan Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh chứa đựng sự bình yên và hạnh phúc gia đình. Gia đình là điểm tựa vững chắc, là nguồn động viên cho mỗi người. Gia đình luôn dang rộng vòng tay ôm lấy mỗi khi thành viên của gia đình gặp phiền muộn, khó khăn; là nơi để trở về sau những áp lực của cuộc sống. Gia đình là nơi để ta sẻ chia những vui buồn thăng trầm của cuộc sống. Gia đình là cội nguồn là cái nôi của mỗi người, là nơi thiêng liêng hạnh phúc trong lòng mỗi chúng ta; gia đình hạnh phúc góp phần xây dựng đất nước hạnh phúc, văn minh, tiến bộ!
HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI, CHẤM DỨT BẠO LỰC, VUN ĐẮP YÊU THƯƠNG
Đỗ Kim Thoa
Giáo viên trường THCS Nguyễn Du, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên
Thông điệp tác phẩm:
“Bức tranh là câu chuyện có thực của bạn thân tôi, bản thân tôi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bạo lực gia đình mặc dù là gia đình trí thức. Ngày nay xã hội phát triển, vai trò vị trí của người phụ nữ, trẻ em nữ càng được khẳng định. Qua cuộc thi sáng tác tranh “Thực hiện bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực, lan tỏa yêu thương” do Ban phụ nữ Quân đội tổ chức, tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển gia đình, cộng đồng xã hội. Có lẽ với vai trò là nhà giáo, tự tôi thấy trách nhiệm của mình cần phải giáo dục trẻ em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, góp phần tăng chất lượng cuộc sống của con người, góp phần phát triển đất nước”.
BÌNH ĐẲNG GIỚI, LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Thiếu tá QNCN Nguyễn Văn Vương
Nhân viên Chính trị, Ban CHQS huyện Kim Sơn, Bộ CHQS tỉnh Ninh Bình, Quân khu 3
Thông điệp tác phẩm:
Bình đẳng giới là vấn đề được cộng động và xã hội quan tâm. Với mong muốn một xã hội không phân biệt đối xử về giới. Trong tác phẩm “Bình đẳng giới, lan tỏa yêu thương”, ngay ở trung tâm bức tranh tác giả đã phác họa một gia đình hạnh phúc có hai con gái nhưng luôn đong đầy hạnh phúc, yêu thương. Bên phải bức tranh là hình ảnh cán cân thăng bằng để do sự bình đẳng giữa nam và nữ. Xung quanh là hình ảnh đầm ấm, chia sẻ công việc nhà của người bố, luôn quan tâm, gần gũi vợ, con. Qua bức tranh vẽ tác giả muốn gửi tới thông điệp tất cả chúng ta hãy chung tay thúc đẩy tinh thần “Bình đẳng giới” để lan tỏa yêu thương đến tất cả mọi người trong toàn xã hội.
BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI GIA ĐÌNH
Đại úy Lê Tuấn Anh
Chính trị viên phó Tiểu đoàn, Lữ đoàn 72, Binh chủng Công binh
CÙNG VƯỢT DỐC
Trung tá QNCN Mai Xuân Huy
Cục Chính trị, Quân đoàn 4
Thông điệp tác phẩm:
Tác phẩm mô tả một gia đình quân nhân cùng nhau vui chơi dã ngoại cuối tuần sau khi hết ca trực trở về nhà từ đơn vị. Hai vợ chồng cùng nắm tay các con chạy lên một đỉnh dốc, phía sau thấp thoáng các đồi dốc.
Màu sắc: sử dụng tông màu thiên về gam nóng, tạo cảm giác ấm áp, vui tươi, hạnh phúc.
Tác phẩm muốn gửi gắm thông điệp: Quân đội đặc biệt là quân nhân nam tiên phong trong thực hiện bình đẳng giới; cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thách thức của thời đại, cùng nhau nuôi dạy con cái, cùng vượt qua những con dốc cuộc đời và cùng tận hưởng niềm vui hạnh phúc gia đình.