TRIỂN LÃM ONLINE CÁC TÁC PHẨM TRANH VỀ ĐỀ TÀI BÌNH ĐẲNG GIỚI, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH, BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2024
Cuộc vận động sáng tác và triển lãm tranh về đề tài bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 được Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) Bộ Quốc phòng tổ chức nhằm thiết thực hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Gia đình Việt Nam. Sau hơn 70 ngày phát động (từ ngày 1-3- đến 15-5), Ban Tổ chức đã nhận được 700 tác phẩm dự thi (trong đó, có 321 tác phẩm của tác giả dưới 18 tuổi; 379 tác phẩm của tác giả từ 18 tuổi trở lên; 683 tác phẩm của tác giả trong Quân đội, 17 tác phẩm của tác giả ngoài Quân đội).
Trưởng ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng khen thưởng: 02 tác phẩm đạt giải Đặc biệt; 04 tác phẩm đạt giải A; 06 tác phẩm đạt giải B; 08 tác phẩm đạt giải C; 10 tác phẩm đạt giải Khuyến khích; 15 tác phẩm đạt giải theo chuyên đề và 71 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm.
Từ ngày 4-6 đến hết ngày 20-6-2024, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, 115 tác phẩm xuất sắc nhất đã được trưng bày triển lãm. Để tiếp tục lan tỏa giá trị của các tác phẩm, nâng cao nhận thức của mỗi cơ quan, đơn vị, tập thể, gia đình, cá nhân về vị trí, vai trò, trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; cơ quan, đơn vị dân chủ, đoàn kết, thống nhất; cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn, nhân ái, không bạo lực, Ban Phụ nữ Quân đội tổ chức triển lãm online trên Trang Thông tin điện tử Phụ nữ Quân đội. Cùng với đăng tải các tác phẩm đã được chứng nhận của Trưởng ban VSTBCPN Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chức tiếp tục giới thiệu các tác phẩm có chất lượng tương đối tốt nhưng chưa được xét chọn vào vòng chung khảo, để bất cứ thời điểm nào khán giả cũng có thể ngắm nhìn, tham quan thành quả của Cuộc vận động sáng tác.
Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Trân trọng cảm ơn sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ và triển khai đồng bộ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, sự tham gia nhiệt tình và đầy tâm huyết của các tài năng hội họa trong và ngoài Quân đội. Trân trọng cảm ơn Cục Tuyên huấn, Vụ Bình đẳng giới/Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tạo điều kiện cử cán bộ tham gia Hội đồng nghệ thuật góp phần vào thành công chung của Cuộc vận động sáng tác và triển lãm tranh.
Trân trọng kính mời các đồng chí và bạn đọc tham quan triển lãm và góp phần quảng bá giá trị tích cực của các tác phẩm đến cộng đồng.
BÌNH ĐẲNG GIỚI – XÓA BỎ PHÂN BIỆT VỀ GIỚI
Tác giả: Đặng Bảo Anh (SN 2008)
Bố: Trung tá Đặng Bảo Trung, Phó Trưởng phòng Thời sự, Truyền hình QPVN, Trung tâm PTTH Quân đội
Thông điệp tác phẩm:
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, khu vực ăn sâu tư tưởng Nho giáo với quan niệm bất bình đẳng giới “trọng nam khinh nữ” sâu sắc. Quan niệm ấy ảnh hưởng tới mỗi gia đình trong xã hội qua nhiều thế hệ. Trong một số gia đình, bố và mẹ quan niệm nam giới là người trụ cột và thường quan tâm, ưu tiên đầu tư, phát triển cho con trai và đặt nhiều kỳ vọng hơn con gái.
Xã hội hiện tại, sự phát triển của thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, các vấn đề về giới, bình đẳng giới lại càng trở nên phức tạp hơn.
Tác phẩm hướng đến mong muốn cho mỗi đứa trẻ khi sinh ra dù ở giới tính nào cũng luôn được quan tâm, yêu thương, đối xử bình đẳng như nhau. Tiến tới xã hội công bằng, hạnh phúc “Giới nam và giới nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau của sự phát triển đó” (Luật Bình đẳng giới 2006).
CÁC BẠN TRAI CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN MÚA
Tác giả: Nguyễn Phương Nguyên (SN 2017)
Mẹ: Nguyễn Thị Loan
Trường Mầm non 20, Công ty cổ phần X20, Tổng cục Hậu cần
Thông điệp tác phẩm:
“Múa” là một bộ môn nghệ thuật tưởng chừng chỉ phù hợp với các bạn gái, và tưởng chừng như chỉ các bạn gái mới có thể làm được. Nhưng hiện nay, với nhận thức về bình đẳng giới thì cái gì các bạn gái làm được thì các bạn trai cũng làm được, thâm chí còn làm rất tốt, trong đó có nghệ thuật múa.
(thực tế tác giả thấy các nghề mà tưởng chỉ nữ mới làm được thì nam giới lại làm rất tốt như: tạo mẫu thời trang tóc; thiết kế đầm dạ hội, áo dài cho nữ; trang điểm, làm đẹp cho nữ….)!
Trên một sân khấu lớn có sự kết hợp hài hòa, uyển chuyển giữa diễn viên nam và diễn viên nữ tạo nên một tác phẩm “Vũ đạo” vô cùng hoàn hảo, được khán giả yêu thích, mến mộ; trong đó, để lại ấn tượng nhất là diễn viên NAM.
VÌ HẠNH PHÚC CỦA MỖI GIA ĐÌNH
Tác giả: Hà Trâm Anh (SN 2008)
Bố: Trung tá Hà Xuân Nam
Ban CHQS huyện Bố Trạch, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình, Quân khu 4
Thông điệp tác phẩm:
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nhà luôn là nơi trở về, cho ta cảm giác bình yên, chở che sau những vấp ngã, lo âu và mệt mỏi. Thật vậy, mái ấm gia đình với con người rất quý giá và đáng trân trọng. Như chúng ta đã biết, bạo lực là hành vi xấu gây tổn thương đến người khác bằng hành động hoặc lời nói, bạo lực gia đình xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng đang ngày càng trở nên nhức nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em.
Bức tranh với thông điệp “Vì hạnh phúc của mỗi gia đình” muốn lên án một trong những hành vi của bạo lực gia đình đó là: Gia trưởng, áp đặt và độc đoán của người chồng như lăng mạ, thiếu tôn trọng vợ con. Còn tư tưởng cổ hủ, phong kiến “trọng nam khinh nữ” sử dụng vũ lực, hành hạ vợ con bằng cái tát, nắm đấm khiến vợ và con luôn trong tâm trạng lo sợ và tổn thương nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần. Với sắc màu tương phản đỏ, trắng, đen để làm nổi rõ hành vi xấu xa cần bị xã hội và pháp luật lên án, ngăn chặn. Hình ảnh bàn tay được cách điệu, cũng chính là ngôi nhà cần được bảo vệ đồng thời tượng trưng cho xã hội và pháp luật mong muốn chở che cho người vợ và những đứa trẻ vô tội. Các sợi len gam màu tối được cuốn tròn và gợn sóng thể hiện tâm lý những người bị bạo hành đang bị tổn thương, xáo trộn và hoang mang. Hình ảnh 3 mẹ con được thể hiện bằng mảng trắng của vỏ trứng viền đen thể hiện rõ sự đau khổ của người mẹ, sự đồng cảm thương yêu mẹ của đứa bé lớn, cảm giác sợ sệt của bé nhỏ khi núp sau lưng mẹ. Mảng vàng bao quanh ba mẹ con và dòng chữ “Hãy dừng lại – Vì hạnh phúc của mỗi gia đình” với mong muốn tương lai của họ sẽ trở nên tươi sáng hơn khi được xã hội và luật pháp chở che, ba mẹ con vẫn hy vọng một ngày mai người chồng, người cha sẽ nghĩ lại, sẽ yêu thương và cùng nhau xây dựng một mái ấm trọn vẹn, một gia đình hạnh phúc.
SOS – CHẤM DỨT BẠO LỰC, VUN ĐẮP YÊU THƯƠNG
Tác giả: Thái Nguyễn Vân Giang (SN 2013)
Lớp 5/3 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Thông điệp tác phẩm:
Qua bức tranh chúng ta thấy được rằng từ những mảnh ghép nhỏ của sự yêu thương sẽ tạo nên một trái tim hạnh phúc lớn. Với hy vọng bức tranh sẽ truyền tải thông điệp về bình đẳng giới đến với mọi gia đình. Chúng ta cần loại bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong quá trình sinh con, nuôi con thông qua những nét vẽ đã được thể hiện. Trong xã hội sẽ có những gia đình sinh con một bề (trai hoặc gái), mặc dù vậy nhưng bố, mẹ vẫn chung tay, góp sức để nuôi dạy các con nên người và sự hạnh phúc của gia đình không nên phụ thuộc vào giới tính của những đứa con. Bên cạnh đó người phụ nữ cần được sự tôn trọng, nhận được sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ của người chồng trong công việc bên ngoài xã hội cũng như trong gia đình.
Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình, trọng nam khinh nữ đã dẫn đến làm rạn nứt tình cảm gia đình như trong một phần bức tranh đã tái hiện. Chúng ta cần phải hiểu rằng “Gia đình” là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình phải có được sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ đạt được dân chủ, công bằng và văn minh.
HẠNH PHÚC LÀ SẺ CHIA
Tác giả: Vũ Anh Thư (SN 2013)
Bố: Vũ Văn Nam
Tiểu đoàn 1, Trường TCKT Tăng thiết giáp, Binh chủng Tăng thiết giáp
Thông điệp tác phẩm:
Trong gia đình con, bố luôn là người chủ động làm nhà cùng mẹ. Bố con cũng luôn hướng dẫn chúng con làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ. Bố con luôn chia sẻ, thấu hiểu mẹ của con. Chính những điều đó đã giúp gia đình con luôn hạnh phúc!
PHÁ VỠ ĐỊNH KIẾN GIỚI NGAY HÔM NAY, BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TẦM TAY
Tác giả: Hoàng Lê Thị Hồng Thảo (SN 2007)
Bố: Hoàng Anh Tuấn
Lữ đoàn 96, Cục Tác chiến điện tử, Bộ Tổng Tham mưu
Thông điệp tác phẩm:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bàn có quyền bình đẳng với đàn ông về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.
Đường cong hình chữ S với hai màu sắc chủ đạo được đặt giữa bức tranh, cùng với một nửa con thuyền được làm thủ công bằng que kem tượng trưng cho vật liệu gỗ (là loại vật liệu rất tốt thường được dùng để đóng thuyền) và sóng biển được làm tượng trưng từ keo nến, giúp con thuyền có thể vững chắc đi hết đất nước Việt Nam với hai lá cờ.
Lá cờ thứ nhất, là biểu tượng thể hiện sự bình đẳng của nam-nữ giới: Nếu muốn đất nước có thể sánh vai với các cường quốc thì bình đẳng giới là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo nền móng và cơ sở cho đất nước đó phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, xem đó là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong tiến trình phát triển của nước nhà. Quan tâm như thế nào? Ta có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng giới trên các lĩnh vực như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…
Ta nên hiểu nam và nữ là hai phần không thể thiếu để tạo nên sự phát triển bền vững của nhân loại, vì vậy nam nữ đều có giá trị ngang nhau, đều là những mảnh ghép hoàn hảo để tạo nên sự phát triển bình thường và tuyệt vời của xã hội. Nên bất bình đẳng không có lý do gì để tồn tại khi con người biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau.
Và lá cờ còn lại cho ta thấy bé trai thì được bao bọc và yêu thương hơn bé gái. Đó chính là định kiến giới và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một số bộ phận dân cư trong xã hội. Những người mang trong mình tư tưởng đó họ nghĩ các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của người phụ nữ hay thậm chí là bé gái. Nên việc có ước mơ hay mong muốn riêng là khó có thể được chấp nhận đối với một số gia đình còn giữ tư tưởng cổ hủ đó.
Nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng trong gia đình là do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến lạc hậu cùng với sự thay đổi chậm chạp của ý thức xã hội. Cho nên những tư tưởng được cho là tàn dư của xã hội cũ cần phải được loại bỏ ngay từ bây giờ.
Để có được bình đẳng giới bền vững trong xã hội phải bắt đầu từ gia đình. Vì, thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình là biện pháp hữu hiệu để xây dựng một xã hội “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, học hành phát triển như nhau để có thể trở thành những công dân tốt của xã hội. Thông qua những chi tiết trên, tôi muốn truyền tải đến tất cả rằng: “Hãy để bình đẳng giới được lan tỏa khắp Việt Nam, và nói KHÔNG với hành vi bạo lực trên cơ sở giới”.
Ý nghĩa của những hình ảnh đó đã thể hiện rõ tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với một đất nước. Khi đã nhận ra được tầm quan trọng của nó, thì đây chính là lúc để lan tỏa sự yêu thương đến mọi người xung quanh ta. Sự yêu thương đó đã được lan tỏa và lấp đầy bằng hình ảnh gia đình. Nhưng nếu muốn lan tỏa sự yêu thương đó, trước hết hãy dành sự yêu thương ta có cho những người trong gia đình. Vì đó chính là nơi ta được lớn lên trong sự yêu thương, bảo vệ và che chở. Hơn nữa, gia đình còn là điểm tựa cho cuộc sống của mỗi con người. Cho dù là già trẻ, lớn bé, gái trai, nam nữ… thậm chí có là ai đi chăng nữa thì cũng xứng đáng được yêu thương và tôn trọng. Khi ta dành sự yêu thương ta có cho những người trong gia đình, thì họ sẽ học được cách để yêu thương người khác, người khác cũng sẽ học được cách để yêu thương người khác nữa… Cứ như vậy, ta đã lan tỏa được sự yêu thương đến mọi người. Trích quyển sách “Bay xuyên những tầng mây” của tác giả Hà Nhân có viết” “Một viên sỏi nhỏ cũng có thể làm xáo động cả vùng nước. Nhỏ thôi, nhưng khi ta biết gieo một điều tốt, sự lan tỏa của nó gần như là không thể giới hạn. Nhỏ thôi, nhưng khi ta làm một điều xấu, tiếng của nó lan tỏa chẳng gì có thể ngăn được” hay cùng với đó “Như những vòng tròn đồng tâm lan rộng, ta start-up cuộc đời mình theo cách nhẹ nhàng và lãng mạn, ta lan tỏa năng lượng tích cực, tạo nên những con sóng dù nhỏ nhưng có thể đánh động cả tự nhiên để tất cả biết rằng ta đang thực sự sống”.
Hãy hành động ngay hôm nay, vì bình đẳng giới là cơ sở để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới! Vì vậy, “HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI”.
HẠNH PHÚC BỀN LÂU
Tác giả: Hoàng Thiên Bách (SN 2010)
Mẹ: Đại úy QNCN Phạm Thị Thu Huyền
Công ty Xăng dầu Quân đội Khu vực 1, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng công ty XNKTH Vạn Xuân
Thông điệp tác phẩm:
Gia đình luôn là mỹ từ tuyệt vời nhất đối với mỗi chúng ta. Gia đình là nơi có mẹ và cha là những người có công lao to lớn sinh thành và dưỡng dục ta nên người. Cuộc đời không bao giờ phủ hết màu hồng và gia đình luôn là chỗ dựa lớn lao nhất, vững chắc nhất cho ta những lúc khó khăn, sóng gió. Ai sinh ra trong đời dù nam hay nữ cũng mang trong mình niềm mong mỏi có một cuộc sống bình yên, có một gia đình hạnh phúc. Vì vậy vấn đề bình đẳng giới trong mỗi gia đình cần được đặt lên hàng đầu. Người vợ và người chồng phải tôn trọng nhau, cùng nhau ra ngoài kiếm tiền, rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con. Cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người, cùng nhau quyết định những công việc trong nhà. Con cái trong gia đình dù trai hay gái đều được yêu thương, chăm sóc giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, vui chơi giải trí và phát triển, tránh không để xảy ra bạo lực gia đình. Bình đẳng giới trong gia đình là dòng chảy tích cực trong các mối quan hệ được bền lâu và hướng tới “gia đình hạnh phúc bền lâu, xã hội phát triển, đất nước bền vững”.
BÌNH ĐẲNG – YÊU THƯƠNG, HẬU PHƯƠNG VỮNG CHẮC
Tác giả: Vũ Đức Thuận (SN 2006)
Bố: Thiếu tá QNCN Vũ Đức Lợi,
Khoa Vận tải, Học viện Hậu cần
Thông điệp tác phẩm:
Thông điệp của bức tranh, như một khẩu hiệu, khẩu lệnh hành động của người lính. Hậu phương ở đây chính là nửa kia của mỗi chúng ta. Nếu được yêu thương, được tôn trọng, chắc chắn mối quan hệ sẽ thiết lập trên nền tảng vững bền.
Người phụ nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ sẽ chịu nhiều thiệt thòi về quỹ thời gian trong học tập, nâng cao nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến nên có thể hạn chế về học vấn, địa vị xã hội. Nên cần được tôn trọng, tin cậy, sẻ chia, sự chung thủy cũng bắt đầu bằng niềm tin nơi người chồng. Nam giới cần quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những vất vả đời thường với nửa kia của mình. Sự quan tâm không phải là quà cáp đắt tiền, có khi chỉ là bó hoa, lời động viên phụ giúp việc nhà hay cùng nhắc lại những kỷ niệm đẹp của hai ta.
NAM NỮ BÌNH ĐẲNG – GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC – LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Tác giả: Đặng Bảo Nam (SN 2013)
Bố: Trung tá Đặng Bảo Trung
Phó Trưởng phòng Thời sự, Truyền hình QPVN, Trung tâm PTTH Quân đội
Thông điệp tác phẩm:
Trong mỗi gia đình, dù là giới tính nam hay nữ thì các thành viên trong gia đình có vị trí ngang nhau, có quyền lợi và trách nhiệm, được ứng xử bình đẳng như nhau trong mọi vấn đề của cuộc sống.
Gia đình luôn giữ vững hạnh phúc là khi các thành viên trong gia đình cùng yêu thương, giúp đỡ nhau, phân công chia sẻ hợp lý công việc gia đình, không để gánh nặng công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình đè nặng lên vai người phụ nữ. Các con trai, con gái được bố mẹ có trách nhiệm cùng quan tâm, chăm sóc, giáo dục trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí.
Trong bức tranh của em, mỗi khi bố em giúp mẹ em làm công việc nhà, dù là quét nhà, gấp chăn màn hay rửa bát… mẹ em đều cảm thấy rất vui, tạo nên không khí gia đình rất đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc. Mỗi gia đình luôn giữ bình đẳng, hạnh phúc sẽ có một xã hội công bằng, hạnh phúc.
SÓI VÀ THỎ
Tác giả: Nguyễn Hiền Diệu (SN 2008)
Trường THPT Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Ban CHQS huyện Bắc Trà My, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam
Thông điệp tác phẩm:
Thỏ và Sói là 2 con vật gắn liền với chúng ta hàng ngày với hai tính chất, tính cách khác nhau. Sở dĩ em chọn tiêu đề này nhằm khái quát lại các ý và hai hình ảnh này nhằm tượng trưng cho vai vế của người phụ nữ và người đàn ông trong xã hội nói chung và trong môi trường gia đình nói riêng một cách dễ hiểu nhất. Thông qua bức tranh này em mong mọi người sẽ có góc nhìn khác hơn về vai trò của hai giới.
Vấn nạn bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình trong các gia đình dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề đáng báo động và cần được giải quyết một cách cẩn trọng và quyết liệt. Trong xã hội đang phát triển, mọi người đều mong muốn một môi trường sống công bằng, tôn trọng nhân quyền và đảm bảo an sinh xã hội cho tất cả mọi thành viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều gia đình đặc biệt là gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Bất bình đẳng giới được biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống. Tuy nhiên, hiện nay, bất bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Bắc Trà My - nơi em sinh sống không phải là vấn đề nóng, phức tạp.
Nhận thức của nhân dân vùng dân tộc thiểu số đã được thay đổi, cải thiện rõ rệt trong nhiều năm qua. Dẫu vậy, trong vùng vẫn còn một số hộ gia đình do trình độ nhận thức, cố hữu, do định kiến giới vẫn còn nặng nề.
Có thể thấy, trong bức tranh, người chồng đang chỉ vào đứa con nhỏ của mình, cô bé oà khóc chạy về phía mẹ mình, trong khi người chồng đang quát tháo người vợ vì đã không sinh cho mình một người con trai. Ngụ ý cho vấn nạn bất bình đẳng giới trong việc sinh đẻ con cái, bởi lẽ nhiều gia đình vẫn quan niệm: "Chỉ có con trai mới là người được thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường"; "Phải có con trai mới thành đạt"; "Con gái là con người ta"... Tại các vùng nông thôn, các gia đình có con trai đi ăn cỗ làng mới được ngồi mâm trên; trong làng, xã góp quỹ, có con trai mới được đóng góp, tính công xây dựng, phát triển dòng họ, làng, xã... Từ đó, tại các gia đình thôi thúc việc cố đẻ bằng được con trai. Vậy nên khi một người phụ nữ sinh ra con gái, không những đứa trẻ mà cả người mẹ còn bị coi thường bởi các thành viên khác trong nhà. Vô hình chung, dẫn đến sự thiếu hụt tình yêu, chăm sóc và cơ hội phát triển cho các bé gái, không những ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân, giáo dục mà còn là cơ hội nghề nghiệp của các bé trong tương lai. Đây còn là nguyên nhân sâu xa dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh, khiến cho tỉ lệ bé trai và bé gái chênh lệch cao, ảnh hưởng đến sự phát triển trong xã hội.
Nhìn qua phía bên trái bức tranh, ta dễ dàng nhận thấy hình ảnh người vợ với con mắt bầm tím, cơ thể và khuôn mặt chứa đầy vết thương vẫn gắng gượng làm việc nhà, trên vai chị vẫn đang cõng đứa con mới sinh. Vậy những vết thương ấy từ đâu ra? Còn đâu ngoài những vết tích do sự bất mãng của người chồng gán hết lên đôi vai người vợ tội nghiệp. Khuôn mặt chị tỏ rõ sự uất ức, căm chịu và phẫn nộ, đôi bàn tay dẫu đã run rảy sau những trận đòn vậy mà vẫn gắng gượng để thu dọn đồ đạc bị người chồng đập phá, vừa phải chăm con nhỏ, nhưng chị nào chống trả được. Chị sợ một khi chống trả, người chồng không chỉ đánh chị mà còn trút giận lên cả đứa con thơ vô tội. Hình ảnh đó cũng giống như những người phụ nữ trong các gia đình dân tộc thiểu số hiện nay.
Phụ nữ thường bị coi là người yếu đuối và phụ thuộc vào nam giới trong gia đình. Chính những định kiến giới và những truyền thống văn hóa cổ hủ khiến cho người phụ nữ dân tộc thiểu số luôn phải gồng mình chịu đựng gánh nặng công việc kể cả trong lao động sản xuất và làm việc nhà. Họ không có thời gian để nâng cao kiến thức, kỹ năng, giao tiếp hòa nhập xã hội; thậm chí còn không có thời giờ nghỉ ngơi, chăm sóc cho bản thân. Trong khi đó, rất nhiều phụ nữ người dân tộc thiểu số lại còn phải gánh chịu thêm rất các hình thức bạo lực do chồng gây ra, đặc biệt là các hành vi bạo lực thể chất. Bạo lực gia đình trong các gia đình dân tộc thiểu số không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ trong nhà. Trẻ em trong môi trường gia đình bị bạo lực, chứng kiến cảnh cha đánh đập mẹ từ nhỏ có thể tạo ra tính cách méo mó, không ổn định, dễ trở thành những nạn nhân trong tương lai.
Khi nhìn tổng quát bức tranh ta có thể thấy ánh sáng chiếu từ phía bên phải làm lộ rõ cái bóng của cả hai. Nhưng lạ thay, cái bóng của người chồng và vợ không phải là cái bóng như thường, mà bóng của người chồng là hình ảnh con sói gớm giếc đang há to mồm, để lộ những chiểc răng sắc nhọc về phía cái bóng của người vợ. Bóng của người vợ lại là hình chú thỏ nhỏ bé với đôi mắt mở to như đang kinh sợ con sói lộ ra nanh vuốt ác độc. Sở dĩ, em chọn hình ảnh thỏ và sói vì đây là hai loài động vật tương khắc với nhau trong tự nhiên, tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé và tội nghiệp như thế nào, họ tựa như chú thỏ tuyệt vọng, bị kẹt trong một môi trường đầy sự đe dọa và áp lực, không có khả năng tự do và phát triển cá nhân.
Từ những nội dung chính mà em đã nêu ở trên, em với thân phận cũng là nữ giới, hiểu rõ việc làm con gái thôi cũng đã chịu nhiều sự thiệt thòi và khó khăn đến thế nào vậy nên em muốn gửi gắm thông điệp rằng nam hay nữ đều như nhau, ta nên đấu tranh chống lại bất bình đẳng giới trong xã hội, không nên đánh giá năng lực của một con người dựa trên giới tính của họ. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, người phụ nữ là thành viên cấu thành hạnh phúc của một gia đình, người phụ nữ có tri thức, có sức khỏe sẽ cùng chồng nuôi dạy những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số, thúc đẩy bình đẳng giới khu vực này sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng, một xã hội giàu mạnh và hạnh phúc. Điều này không chỉ bản thân người trong cuộc, mà đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội tham gia.
Qua nội dung bức tranh này, một lần nữa em xin truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về sự bình đẳng giới và khát vọng xây dựng một xã hội công bằng và tự do cho tất cả mọi người. Sở dĩ, em chọn màu sắc tươi vui trong tác phẩm còn để truyền tải thông điệp rằng việc đấu tranh chống bất bình đẳng giới không chỉ là một nhiệm vụ nặng nề, mà còn là khát vọng để tiến tới một cuộc sống đáng sống và đầy hy vọng.
NỮ QUÂN NHÂN VỚI SỨ MỆNH GÌN GIỮ HÒA BÌNH
Tác giả: Chu Lam Giang (SN 2012)
Bố: Chu Xuân Tấn, Cán bộ Viện B26, Tổng cục II
Thông điệp tác phẩm:
Trong những năm gần đây, phụ nữ Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, thậm chí là lĩnh vực quân sự, vốn trước đây được hiểu chỉ dành cho phái mạnh. Theo đó, từ tháng 01-2018, Bộ Quốc phòng đã cử nữ sĩ quan Quân đội đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại phái bộ Nam Sudan. Các nữ quân nhân Việt Nam đã đảm nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiều vị trí công tác khác nhau. Hình ảnh, tấm gương các nữ quân nhân mũ nồi xanh sẵn sàng hy sinh, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách khi phải sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm tại địa bàn phái bộ đóng quân đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nỗ lực không biết mệt mỏi của Việt Nam cũng như LHQ về thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Những cống hiến của các nữ quân nhân tiếp tục khẳng định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp thiết thực vào thực hiện hiến chương LHQ, duy trì hòa bình, an ninh, thúc đẩy hợp tác, phát triển, nâng cao uy thế, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC
Tác giả: Mai Bảo Nguyên (SN 2008)
Mẹ: Trần Thị Nghĩa, Viettel Lào Cai, Chi nhánh Tập đoàn CNVT Quân đội
Thông điệp tác phẩm:
Cháu rất may mắn được sinh ra trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương của ông bà, bố mẹ, các anh chị em. Nơi cháu nhận được sự giáo dưỡng tốt nhất và được bình đẳng nói lên những ý kiến cá nhân của mình, qua đó, cháu luôn ý thức và cảm nhận sâu sắc về tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình.
Hạnh phúc gia đình được tạo nên từ sự bình đẳng giới, từ tình yêu thương đoàn kết của mỗi thành viên trong gia đình, nơi không có bạo lực, phụ nữ được trân trọng và được đối xử bình đẳng sẻ chia trong những công việc thường ngày. Phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình là ngọn nguồn của hạnh phúc, sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng nam nữ là nền tảng văn hóa của con người, của gia đình và hạnh phúc.
Thông qua bức tranh cháu muốn gửi gắm thông điệp: “Gia đình là hạt nhân của xã hội. Chúng ta hãy cùng nỗ lực chống bạo lực gia đình, hãy xóa bỏ những hành vi làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình. Gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một xã hội công bằng, hạnh phúc”.
NÂNG NIU NỐI VÒNG HẠNH PHÚC
Tác giả: Phạm Duy Bách (SN 2012)
Mẹ: Đỗ Thị Thu Hiền
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Với gam màu tươi sáng tựa làn mây ngũ sắc lấp lánh từ ánh mắt, nụ cười của các nhân vật và hình ảnh bồ câu trắng vươn tới ánh mặt trời như gia đình trẻ với mỗi phút giây hạnh phúc giản dị đang hiện hữu quanh mình để tự tin hướng tới tương lai. Thông điệp về hạnh phúc ta có thể bắt gặp ở bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, bởi đó luôn là giấc mơ của con người trên hành trình dài tiến hóa. Nhưng điều thú vị ở bức tranh này là chữ Family (Gia đình) gần nơi trái tim của bố.
Có lẽ bởi trong cảm thức của tác giả, mẹ cùng thiên tính nữ và phẩm chất truyền thống được trao truyền tự bao đời, việc chăm sóc những người thân yêu đã trở nên tự nhiên như hơi thở. Bố, dẫu bận rộn với nhiều vai trò trong xã hội, nhưng sẽ luôn không bận để yêu thương vợ con. Với sức vóc, trí tuệ và sự độ lượng, chở che, bố sẽ luôn cùng mẹ nối tròn vòng tay nâng niu hạnh phúc.
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Tác giả: Đoàn Bảo Ngọc (SN 2014)
Mẹ: Trần Thị Bích Thảo, Chủ nhiệm Nhà văn hóa, BĐBP tỉnh Lạng Sơn
Thông điệp tác phẩm:
Hãy cùng nhau chia sẻ, vun đắp yêu thương, để bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới không thể len lỏi phá vỡ hạnh phúc của mỗi gia đình.
BỘ ĐỘI LÊN BẢN
Tác giả: Phùng Thị Yến Nhi (SN 2007)
Mẹ: Thiếu tá Nguyễn Thị Hoa, Trại tạm giam Quân khu 1
Thông điệp tác phẩm:
“Mang bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình lên bản” nhằm thúc đẩy ý thức của người vùng cao Việt Bắc. Đẩy lùi nạn bất bình đẳng giới do những quan niệm cổ hủ chưa được xóa bỏ lên bản , cho các bé gái độ tuổi đi học được hoàn thành những ước mơ còn dang dở. Qua đó đề cao trách nhiệm của những chiến sĩ bộ đội, không chỉ bảo vệ biên giới, mà còn bảo vệ ước mơ của những bé gái đang ngày ngày chịu cảnh bất bình đẳng giới và bạo lực tinh thần từ gia đình. Cho những bé gái được đi học để trở thành những công dân có ích cho xã hội như (giáo viên, bộ đội,..), từ đó tuyên truyền bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho những thế hệ tiếp theo. Hướng đến một tương lai, xóa bỏ bất bình đẳng giới và hủ tục lâu đời của vùng cao Việt nam.
Bức tranh được vẽ dựa trên ý tưởng lan tỏa “bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” trên vùng cao. Người bố say rượu chửi mắng và cấm đoán con gái đi học nhưng lại cho phép người con trai đi học. Chú bộ đội và cậu con trai trong bức tranh đang phản đối điều đó, họ ủng hộ ước mơ được đến trường và trở thành cô giáo của cô gái nhỏ. Giúp cô gái ấy tiếp bước người chiến sĩ bộ đội lan tỏa “bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”.
PHỤ NỮ QUA LĂNG KÍNH THỜI GIAN
Tác giả: Tô Bảo Ngọc (SN 2012)
Mẹ: Dương Thị Thanh Nga
Phòng Hành chính – Kỹ thuật, Trung tâm 186, Bộ Tư lệnh 86
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh muốn truyền tải tới tất cả mọi người thông điệp về vị trí, vai trò của người phụ nữ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh, thời kỳ nào, phụ nữ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, họ là nhân tố giữ ngọn lửa ấm của gia đình và họ cũng là nguồn lực không thể thiếu của xã hội.
TUỔI THƠ CỦA CON
Tác giả: Vũ Phương Linh (SN 2017)
Mẹ: Nguyễn Thùy Nhung, Giáo viên Trường mầm non Sao Mai, Phòng Chính trị Nhà máy 176, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Thông điệp tác phẩm:
Với thông điệp “Gia đình bình đẳng – thấu hiểu – yêu thương”, con mong muốn các bố mẹ biết kiềm chế cảm xúc, luôn lắng nghe nhau, lắng nghe con của mình để các bạn nhỏ như con luôn tự tin, chia sẻ với bố mẹ những niềm vui, nỗi buồn của mình. Con mong tất cả các bạn nhỏ trên trái đất không ai bị đánh đập, bạo hành và luôn được bố mẹ yêu thương, chăm sóc.
NIỀM VUI NHỎ, HẠNH PHÚC TO
Tác giả: Nguyễn Quang Huy (SN 2011)
Mẹ: Trung tá QNCN Nguyễn Thị Hương
Phòng Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 2
Thông điệp tác phẩm:
Em mong muốn gửi đến tất cả độc giả về giá trị của gia đình Việt Nam. Vào thời đại ngày xưa, công việc trong gia đình đều là việc của các mẹ, các chị. Nhưng với thời đại ngày nay “Bình đẳng giới”, mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm cùng nhau vun đắp, xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình được yêu thương, bền vững.
Bức tranh này em vẽ về gia đình em. Ngoài công việc, học tập, công tác của các thành viên trong gia đình, khi trở về nhà, bố mẹ, chị hai và em đều tham gia làm công việc nhà, tuy nhìn vào rất đơn giản, nhưng em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Em mong muốn gửi đến các độc giả một thông điệp: Gia đình hạnh phúc, ngoài sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau thì việc các thành viên trong gia đình chung tay cùng nhau chia sẻ việc nhà là rất cần thiết. Khi cả nhà cùng nhau làm việc nhà, không khí trong gia đình sẽ luôn vui vẻ bởi có sự quan tâm, ấm áp, bình đẳng, hạnh phúc. Như vậy các thành viên trong gia đình sẽ thấu hiểu và cảm nhận được hạnh phúc gia đình của mình một cách trọn vẹn.
HẠNH PHÚC LÀ SẺ CHIA
Tác giả: Lưu Thanh Hằng (SN 2018)
Mẹ: Thiếu úy Ngô Như Quỳnh
Nhà máy X61, Binh chủng Hóa học
Thông điệp tác phẩm:
Con muốn thể hiện ở trong bức tranh những suy nghĩ giản đơn mà vô cùng ý nghĩa, đó là khi chúng ta san sẻ tình yêu thương cho nhau thì hạnh phúc sẽ nhân lên gấp bộ. Trọng tâm bức tranh là 2 em bé: Một bé trai và một bé gái. Em bé trai là con nhà giàu có cuộc sống đầy đủ vật chất, sống trong môi trường tốt đẹp, vườn nhà trồng nhiều hoa, lá đẹp. Bên cạnh đó là em bé gái là con nhà nghèo, em phải sống ở nơi thiếu thốn và nghèo khó. Bạn trai trong bức tranh đã không phân biệt hoàn cảnh giàu nghèo hoặc phân biệt nam hay nữ, đã chủ động nắm tay bạn gái sang chơi với mình, tới nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Em muốn truyền đi thông điệp khi ta chia sẻ hạnh phúc thì sẽ làm cho nhiều người hạnh phúc hơn. “Hạnh phúc là sẻ chia”.
NƯỚC MẮT
Tác giả: Nguyễn Thanh Trúc (SN 2011)
Bố: Thiếu tá QNCN Đinh Trọng Nghĩa, Trường Cao đẳng nghề số 20, Quân khu 3
Thông điệp tác phẩm:
Con mong muốn mọi gia đình trên thế giới đều được hạnh phúc. Các bạn nhỏ không bị áp lực điểm số học hành, mọi phụ nữ đều được vui vẻ và hạnh phúc. Không bị áp lực kinh tế, tinh thần . Không còn người cha, người chồng bạo lực . Thế giới chỉ đầy ắp tiếng cười. Gam màu chủ đạo màu xanh với khát khao lúc nào không khí gia đình cũng tươi mát , muốn được mẹ yêu, muốn được cha quý. Thích tâm sự trò chuyện cùng cả nhà với nhau, đó là mong muốn của em đối với tất cả mọi gia đình trên thế giới này. “Hãy nói không với bạo lực nhé”.
GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG KHÔNG BẠO LỰC
Tác giả: Mai Bảo Ngọc (SN 18/12/2018)
Bố: Mai Hồng Thái
Ban Chính trị - Hậu cần, Xưởng OX1, Cục Kỹ thuật, Quân khu 7
Thông điệp tác phẩm:
Gia đình em luôn yêu thương nhau, mỗi khi vào dịp cuối tuần ba, mẹ thường dành thời gian đưa em đi chơi công viên. Em rất yêu gia đình em.
BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM VÙNG CAO
Tác giả: Vũ Thị Trà Giang (SN 2011)
Mẹ: Đại úy QNCN Đoàn Thị An
Đội Vệ binh, Kho 834, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật
Thông điệp tác phẩm:
Xã hội ngày nay càng phát triển, con người cũng vậy, thay đổi theo thời gian, nhưng vấn đề “Bình đẳng giới” vẫn luôn rất được chú trọng. “Bình đẳng giới” đó là những đối xử bình đẳng trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và quyền con người như giáo dục, y tế, chính sách phúc lợi xã hội, hôn nhân, việc làm. Đối với những vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của nước ta hiện nay, thì việc cần tuyên truyền bình đẳng giới là việc vô cùng cần thiết, nhất là đối với trẻ em và phụ nữ, đối tượng luôn cần được sự quan tâm từ xã hội. Tại các vùng cao hiện nay, các cô gái mới chỉ 15-16 tuổi đã bị bắt lấy chồng cũng như các thanh niên lấy vợ sớm, thành ra nạn tảo hôn là vấn đề nhức nhối, cùng với những định kiến phụ nữ vùng cao dân tộc thiểu số là phải lấy chồng sớm khiến cho họ bị thiệt thòi, không được hưởng các quyền lợi cơ bản, cũng như cơ hội học tập.
Trẻ em cũng vậy, với những khó khăn về điều kiện KTXH của vùng cao có trường hợp các em không có cơ hội học tập và những trận đòn roi do áp lực từ bố mẹ trút lên do bố mẹ còn quá trẻ. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và các cấp, các ngành, các tổ chức chính quyền địa phương, những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho phụ nữ cùng với trẻ em trên vùng cao hiện nay là những đối tượng cần được quan tâm. Phụ nữ vùng cao hiện nay do được sự hỗ trợ của Nhà nước nên đã có sự tự chủ về kinh tế, cũng như có được công ăn việc làm ổn định, nên họ dần đang tự chủ về kinh tế. Trẻ em cũng vậy, các em xứng đáng được yêu thương, che chở, quan tâm và chăm sóc, có quyền được đến trường để học tập, để có tương lai rộng mở. Vậy nên, bình đẳng giới không chỉ là cho phụ nữ mà là dành cho mọi người.
Con mong rằng tất cả mọi người, mọi giới tính đều được đối xử một cách công bằng, phụ nữ và trẻ em vùng cao của Việt Nam đều có công ăn việc làm và trẻ em được yêu thương, đến trường.
NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC
Tác giả: Nguyễn Bảo Anh (SN 2016)
Mẹ: Đỗ Thị Thanh Nhàn
Nhà máy Z157, Cục Xe-Máy, Tổng cục Kỹ thuật
Thông điệp tác phẩm:
Cháu mơ ước có một ngôi nhà hạnh phúc trong đó có tình yêu thương, có sự chia sẻ của bố và mẹ cho gia đình. Một gia đình mà cả bố và mẹ đều bình đẳng, bố có thể vào bếp cùng mẹ nấu những món ăn ngon cho gia đình, mẹ luôn yêu cả gia đình bố. Cả nhà luôn đồng hành cùng nhau trong cuộc sống, sẵn sàng chia sẻ mọi việc cùng nhau. Vì vậy bức tranh của em có chủ đề “Happy house”. Đó là ngôi nhà hạnh phúc, cả nhà cùng đồng hành và chia sẻ mọi công việc cùng nhau.
ĐẨY LÙI BẠO LỰC, LAN TỎA YÊU THƯƠNG
Tác giả: Phạm Thu Giang (SN 2015)
Mẹ: Lê Thị Nhung
Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh đầy tình yêu thương được cô bé lớp 3 vẽ rất tâm huyết, đem toàn bộ sự ngọt ngào của một gia đình hạnh phúc đến với người xem. Với một gam màu nhẹ nhàng, yên bình, bức tranh cho người xem một cảm nhận rất thư thái của sự “lan tỏa yêu thương”.
NỤ CƯỜI TRÊN MÔI CON PHỤ THUỘC HÀNH ĐỘNG CỦA CHA MẸ
Tác giả: Trần Thanh Hải (SN 2009)
Mẹ: Dư Thị Thu
Ban Tài chính, Học viện Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người, vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn. Chúng ta cần phải chung tay hành động để giải quyết vấn đề này, đó là trách nhiệm, là lương tâm, là trình độ nhận thức của tất cả mọi người trong xã hội. Chúng ta cần tạo ra một môi trường tốt hơn cho trẻ em, giúp các em phát triển và hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và hạn chế bạo lực gia đình, đồng thời xây dựng một xã hội văn minh, yêu thương, chia sẻ và hòa bình.
XÃ HỘI LÊN ÁN HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Nguyên (SN 2015)
Mẹ: Thiếu tá Cao Thị Hồng Hạnh
Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển
Thông điệp tác phẩm:
Đối với con, điều đáng sợ nhất đó chính là cảnh cha mẹ cãi cọ đánh mắng nhau. Bức ảnh treo trên tường trong tác phẩm chứng minh đó từng là 1 gia đình hạnh phúc với bố mẹ yêu thương nhau và bên cạnh là bức tranh hồi nhỏ đã bị xé rách, với hình ảnh người bố do rượu bia mà đánh đập mẹ. Trẻ em chính là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất của bạo lực gia đình, không những về thể xác mà còn về tinh thần, cậu bé với vết thương tâm lý đã được giúp đỡ (ở đây bàn tay tượng trưng cho 1 tổ chức, chính quyền,...) đã chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh bị mắc kẹt trong bóng tối của vấn nạn bạo lực gia đình. Đối với con bạo lực gia đình là như những vết đen trong tâm hồn trẻ em, con đang được sống trong môi trường hạnh phuc với sự yêu thương của bố mẹ nhưng xung quanh con, con cũng đã chứng kiến rất nhiều cảnh bạo lực gia đình. Con mong muốn thông qua bức tranh có thể truyển đạt được thông điệp của mình: Chúng ta hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và dành cho nhau sự tôn trọng để xây dựng một mái ấm hạnh phúc cùng đẩy lùi vấn nạn bạo lực gia đình.
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Tác giả: Phạm Hồng Chi (SN 2009)
Mẹ: Phạm Diệu Nga, Cục Chính trị, Học viện Quốc phòng
Thông điệp tác phẩm:
Chúng ta hãy luôn trân trọng những người thân yêu, trân trọng tình cảm gia đình. Bởi trong cuộc sống này, mọi thứ có thể thay đổi, chỉ có tình cảm gia đình là mãi luôn vẹn nguyên, ấm áp.
ĐIỀU QUÝ GIÁ NHẤT
Tác giả: Hoàng Gia Linh
Trường Tiểu học Ngọc Hải, Hải Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng
Thông điệp tác phẩm:
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Vì thế đây là một vấn đề đáng được chúng ta quan tâm và bàn luận. Bạo lực gia đình có ở mỗi gia đình nó không phân biệt giàu nghèo, bạo lực giữa vợ chồng, bạo lực giữa cha mẹ và con cái, nếu một trong hai người có tính nóng nảy không nhường nhịn nhau trong một phút bất đồng thì bạo lực gia đình sẽ xảy ra.
Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, vì họ cho rằng đây là chuyện riêng của gia đình cho nên người bị bạo lực thường không muốn tố cáo hoặc chống lại người bạo lực, vì thế tình trạng này càng lúc càng xảy ra nhiều và để lại nhiều hậu quả thương tiếc. Gia đình, xã hội cần phải lên tiếng chống lại hành vi bạo lực gia đình có thế tình trạng này mới có thể giảm bớt. Bạo lực gia đình như là một kẻ phá hoại hạnh phúc, phá hoại yêu thương nếu chúng ta thực sự không tỉnh táo xử lý một cách đúng đắn.
Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn.
ƯỚC MƠ
Tác giả: Vũ Ngọc Gia Hân (SN 2016)
Học sinh Trường TH và THCS Thổ Châu, xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Thông điệp tác phẩm:
Mọi người, mọi nhà cùng xây dựng hạnh phúc gia đình, tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển, góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước.
Với nét vẽ ngây thơ, hồn nhiên của tuổi thơ, bằng chất liệu bút màu trên giấy roki đơn giản, mộc mạc, cô bé Gia Hân 7 tuổi đã thể hiện ước mơ của mình, cũng là mơ ước của các gia đình Việt Nam, thật đơn giản nhưng không phải ở đâu cũng thực hiện được. Một gia đình mà người cha không đam mê rượu bia, say xỉn, cùng nhau chia sẻ các công việc sau một ngày làm việc vất vả, gia đình không có bạo lực, thể hiện sự bình đẳng không phân biệt giới tính con cái, luôn tràn ngập trong tiếng cười hạnh phúc của các thành viên.
Được hỏi vì sao cháu lại vẽ bức tranh này, bé hồn nhiên trả lời: “Cháu thấy trên tivi nhiều bạn nhỏ bị cha mẹ đánh, thấy cảnh các chú nhậu vô xỉn rượu về đánh đập vợ con nên cháu mong muốn các bạn ấy được sống trong gia đình hạnh phúc như cháu”.
Với hình ảnh hòn đảo nhỏ, cột mốc chủ quyền có thể thấy trong tâm trí trẻ thơ của bé Gia Hân luôn có trong mình tình yêu quê hương, đất nước, ước mơ xây dựng quê hương xã đảo giàu, đẹp, không có bạo lực gia đình.
CHUNG TAY SƯỞI ẤM NHỮNG TÂM HỒN BỊ TỔN THƯƠNG
Tác giả: Nguyễn Khải Minh (SN 2014)
Mẹ: Phạm Thị Minh Sao
Phòng Quản lý Chất lượng, Tổng Công ty giải pháp Doanh nghiệp Viettel, Tập đoàn CNVT Quân đội
Thông điệp tác phẩm:
Trên thế giới (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) còn rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi, thiếu đi tình cảm của cha mẹ, đối mặt với nạn bạo lực gia đình, bạo lực học đường, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý. Vì vậy, em vẽ bức tranh này với mong muốn: Mỗi người dù ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính, màu da hãy chung tay vì cộng đồng, hãy lan tỏa trái tim yêu thương bằng tinh thần, bằng vật chất dù là nhỏ nhất để động viên, chở che cho các em. Mỗi người chung tay từ một hành động nhỏ sẽ tạo nên cả một đại dương tình yêu thương, để xoa dịu nỗi đau và để trẻ em thấy cuộc sống này thật ấm áp và hạnh phúc.
PHỤ NỮ - KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ
Tác giả: Đoàn Phương Hà (SN 2006)
Mẹ: Hoàng Thị Kim Thanh
Nhà máy A32, Quân chủng Phòng không – Không quân
Thông điệp tác phẩm:
Trong dòng chảy của lịch sử, vai trò của người phụ nữ đã không ngừng biến đổi, phản ánh sự tiến triển của xã hội từng thời kỳ. Xưa kia, do sự ảnh hưởng của Nho giáo, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội không được đánh giá cao. Trong xã hội phong kiến, thực dân người phụ nữ bị kìm hãm bởi những chuẩn mực khắc khe của xã hội với tam cương, ngũ thường và mất đi quyền làm chủ vận mệnh của mình. Họ sống trong bóng tối của những quy tắc và hủ tục lạc hậu, không có quyền lực hay tiếng nói trong cộng đồng và xã hội. Những người mẹ, người chị, người con bị cho rằng không đủ thông minh, không đủ lý trí, không đủ mạnh mẽ,… để có thể gánh vác những trách nhiệm lớn lao, nặng nề. Thiên mệnh của người phụ nữ chính là sinh con, đẻ cái, quán xuyến gia đình tuy nhiên vai trò của họ lại bị chính những trong gia đình đánh giá thấp. Cũng vì những định kiến đó mà phụ nữ bị bó buộc trong “xó bếp”, không được trao cơ hội để học tập, phát triển dù rằng họ có khả năng làm được nhiều điều hơn thế. Tuy nhiên, ngay cả trong những ràng buộc ấy, họ vẫn là những bóng hồng kiên cường, giữ lửa cho gia đình và là nền tảng vững chắc cho sự ổn định của xã hội.
Bước sang thời đại mới, cùng với sự phát triển của giáo dục và quyền lợi, người phụ nữ đã và đang khẳng định mình mạnh mẽ hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Họ không chỉ là người mẹ, người vợ, người chị, người con trong gia đình, mà còn là những nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, và những doanh nhân thành đạt. Họ làm việc bên cạnh nam giới, đôi khi còn vượt trội, trong các ngành nghề từ truyền thống đến hiện đại, từ công sở đến gia đình, từ khoa học đến nghệ thuật. Người phụ nữ ngày nay không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế, mà còn là những người tiên phong trong các phong trào xã hội, thúc đẩy sự bình đẳng và công bằng.
Sự thay đổi về vai trò của người phụ nữ không chỉ là sự thay đổi về mặt vị trí xã hội mà còn là sự thay đổi về nhận thức. Xã hội ngày càng nhìn nhận và đánh giá cao những đóng góp của họ, không chỉ trong phạm vi gia đình mà còn trong cả cộng đồng và quốc gia. Người phụ nữ ngày nay được trao quyền tự quyết định cuộc sống của mình, từ việc lựa chọn nghề nghiệp đến việc tham gia vào các quyết định quan trọng của xã hội.
Tuy nhiên, dù đã có nhiều tiến bộ, người phụ nữ vẫn còn đối mặt với không ít thách thức và rào cản. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, định kiến xã hội, và việc tiếp cận các cơ hội bình đẳng vẫn là những vấn đề cần được giải quyết. Điều quan trọng là xã hội cần tiếp tục mở rộng cánh cửa và tạo điều kiện để người phụ nữ phát huy hết khả năng của mình, đóng góp cho sự phát triển chung.
Nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai, vai trò của người phụ nữ luôn là một chủ đề đầy cảm hứng. Họ không chỉ là những người giữ lửa cho truyền thống mà còn là những ngọn đuốc soi đường cho sự tiến bộ. Vai trò của họ trong xã hội, từ xưa đến nay, là minh chứng cho sức mạnh không ngừng của tình yêu thương, sự kiên cường, và khát vọng vươn lên. Người phụ nữ, dù ở bất kỳ thời đại nào, luôn là một nửa quan trọng của thế giới, làm nên sự cân bằng và hài hòa cho cuộc sống này.
GIA ĐÌNH LÀ ĐỂ YÊU THƯƠNG
Tác giả: Nguyễn Khánh Ngọc (SN 2011)
Bố: Nguyễn Duy Tân
Phòng Tham mưu, Lữ đoàn 132, Binh chủng Thông tin liên lạc
Thông điệp tác phẩm:
Gia đình là để yêu thương, bạo lực gia đình là một tội ác không thể tha thứ được. Không có bạo lực ta sẽ có một gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc là có một nơi để về và có những người yêu thương gọi nhau là gia đình.
LAN TỎA THÔNG ĐIỆP “BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH, BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI”
Tác giả: Phan Miền Hải Nhiên (SN 2014)
Bố: Đại úy QNCN Phan Chính Huân
Đại đội 10, Tiểu đoàn 8, Trường Sĩ quan Công binh, Binh chủng Công binh
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh với mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về nhận thức, ý thức trách nhiệm của tất cả mọi người về xây dựng tổ ấm gia đình, nói không với bạo lực, lan tỏa yêu thương.
VÌ MÁI ẤM GIA ĐÌNH KHÔNG BẠO LỰC
Tác giả: Nguyễn Hà An (SN 2017)
Mẹ: Bùi Phương Thủy, M2, Ban Cơ yếu Chính phủ
Thông điệp tác phẩm:
Trong gia đình, người vợ luôn luôn phụ thuộc vào chồng mình. Nên khi xảy ra bạo hành, vì tâm lý muốn giữ cho gia đình yên ấm, muốn bảo vệ con cái khỏi sự dị nghị của dư luận, chị em thường nhẫn nhịn, thậm chí nhiều người còn coi việc bị bạo hành như một phần của cuộc sống mà người phụ nữ phải chấp nhận. Song họ đâu biết rằng, chính sự im lặng của phụ nữ là nguyên nhân tạo ra những cơn sóng ngầm về bất bình đẳng giới, sự ám ảnh tâm lý trong mắt con trẻ, nhất là những bé gái. Hành vi bạo lực gia đình, ngược đãi phụ nữ cần phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật, nhằm bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho phụ nữ.
HẠNH PHÚC
Tác giả: Cao Thế Vinh (SN 2013)
Bố: Cao Đức Vũ
Tàu 09, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân, Quân chủng Hải quân
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh này em vẽ ba mẹ và các con đang dạo chơi trên bờ biển. Em mơ ước cả nhà luôn vui vẻ và yêu thương nhau trong cuộc sống. Em mong ước gia đình mãi mãi hạnh phúc, tất cả trẻ em trên thế giới luôn được yêu thương, được vui chơi, được học hành.
NỀN TẢNG YÊU THƯƠNG
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thanh Trúc (SN 2007)
Mẹ: Thượng tá Nguyễn Thị Minh Châu
Trợ lý Công đoàn – Phụ nữ, Phòng Chính trị, Học viện Hải quân
Thông điệp tác phẩm:
Yêu thương chính là nền tảng để từng thành viên trong gia đình quan tâm, chia sẻ, đùm bọc, hỗ trợ và gắn kết với nhau. Trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương thì mỗi thành viên trong gia đình đó sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn trong học tập, công tác cũng như trong cuộc sống. Mỗi người sẽ sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, cùng nhau gánh vác mọi việc, cùng nhau động viên phát triển bản thân. Trong những gia đình tràn ngập yêu thương, các thành viên sẽ dễ thành công hơn.
Ngoài xã hội cũng vậy, ở đâu có tình yêu thương, ở đó sẽ có sự đoàn kết, thống nhất cao. Đặc biệt trong quân đội, cần có tình đồng chí, đồng đội, cùng nhau cố gắng, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Muốn có sự bình đẳng giới ở ngoài xã hội thì phải xuất phát bình đẳng giới từ trong mỗi gia đình nhỏ. Bởi gia đình là tế bào của xã hội. Muốn bình đẳng giới trong gia đình nhỏ thì nền tảng của gia đình ấy phải là yêu thương.
Khi có được nền tảng là yêu thương, có sự động viên, sẻ chia của cha mẹ, của người chồng, của anh chị em, của đồng chí, đồng đội, của đồng nghiệp, người phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội để khẳng định và phát triển bản thân. Thực tế trong xã hội ngày nay cho ta thấy điều đó. Nhiều phụ nữ đã tham gia và có mặt ở những vị trí, công việc mà trước đây chưa có: Chủ tịch Quốc hội, tham gia vào lực lượng GGHB… và đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tham gia vào công tác đối ngoại quốc phòng (nữ sĩ quan của Học viện Hải quân), tham gia vào tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Tiềm ẩn trong mỗi bản thân một tình yêu thương (yêu thương người thân, đồng đội, đồng nghiệp, đồng loại…) thì khi thực hiện nhiệm vụ từ trong gia đình đến ngoài xã hội, mọi việc đều được dựa trên nền tảng yêu thương để giải quyết. Bản thân mỗi người sẽ cảm thấy ấm áp hơn, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc hơn, xã hội sẽ ổn định và hòa bình hơn.
Video thuyết minh bài dự thi
BÌNH ĐẲNG GIỚI
Tác giả: Nguyễn Thị Thu (SN 2006)
Học sinh lớp 12A10, Trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Ninh
ĐIỀU ƯỚC GIẢN DỊ
Tác giả: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú (SN 2014)
Mẹ: Hoàng Thị Xuân
Chuyên viên Phòng Tuyên truyền, Văn phòng, BTL Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thông điệp tác phẩm:
Thông qua câu chuyện về một em bé mồ côi cha mẹ, em lúc nào cũng chỉ có một mong ước là hạnh phúc khi có cha mẹ ở bên. Còn em bé sinh ra trong gia đình có đầy đủ cha mẹ, anh chị em, được yêu thương, có điều kiện hơn, có thể theo đuổi nhiều ước mơ khác nữa. Nhưng điều quan trọng không nằm ở số lượng ước mơ, mà nằm ở ước mơ nào làm cho em thật sự hạnh phúc. Mọi trẻ em sinh ra trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, dù là trẻ em trai hay trẻ em gái đều được bình đẳng yêu thương, hạnh phúc theo những cách riêng mà mình mong muốn.
BÌNH ĐẲNG GIỚI
Tác giả: Trần Ngọc Minh Đạt
Mẹ: Trần Đông Hới
Ban Chính trị - Hậu cần, Xưởng OX1, Cục Kỹ thuật, Quân khu 7
NÊN VÀ KHÔNG NÊN
Tác giả: Trần Khánh Ngọc (SN 2016)
Mẹ: Vũ Thị Trang, Văn phòng Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
Thông điệp tác phẩm:
NÊN: Mong muốn của con là được sống trong gia đình đầy ắp sự yêu thương và ngập tràn tiếng cười. Con yêu gia đình của con vì ở đó có mẹ và chị luôn yêu con.
KHÔNG NÊN: Con mong không có bạo lực gia đình trong ngôi nhà thân yêu của con và tất cả các gia đình khác trên thế giới này. Con muốn tất cả mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ nhau để có một cuộc sống thật hạnh phúc như gia đình của con.
BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ HẠNH PHÚC
Tác giả: Nguyễn Hoàng Thùy Dương (SN 2014)
Mẹ: Hoàng Thị Hồng Nhung
Phòng Hậu cần – Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự
Thông điệp tác phẩm:
Nhà không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn là không gian sống, là chốn nghỉ ngơi, là nơi dễ dàng tìm thấy sự thoải mái nhất của mỗi người. Vì vậy, việc chăm sóc, giữ gìn không gian sống cần sự sẻ chia, giúp sức của tất cả thành viên trong gia đình. Đó cũng là cách thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm và sự quan tâm của mỗi người; để cả nhà thêm gắn kết và thấu hiểu nhau.
CHIA SẺ VIỆC NHÀ GIỮA NAM VÀ NỮ
Tác giả: Hoàng Minh Hùng (SN 2017)
Mẹ: Thượng úy QNCN Nguyễn Thị Ngọc Thì, Phòng Chính trị, Học viện Lục quân
Thông điệp tác phẩm:
Bức tranh với thông điệp "Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc", tuyên truyền về giới, giới tính, bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong chia sẻ việc nhà để xây dựng gia đình “ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
BÌNH ĐẲNG GIỚI – CHẤM DỨT BẠO LỰC VÌ MỘT NGÀY MAI TƯƠI SÁNG
Tác giả: Trần Xuân Huy - Trần Xuân Hoàng (SN 2011)
Mẹ: Thiếu tá QNCN Phạm Thị Tuyết
Nhân viên Ban Quản lý Dự án, Trường Sĩ quan Chính trị
Thông điệp tác phẩm:
Chúng em cảm thấy mình thật may mắn khi được cắp sách đến trường mỗi ngày và được sống trong tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, thầy cô. Nhưng ở đâu đó vẫn còn phân biệt giữa con trai và con gái khi con trai được đến trường, được vui chơi cùng bạn bè trong khi con gái bị phân biệt đối xử, ở nhà làm lụng vất vả, thậm chí bị đánh bằng roi. Sẽ thật bất công khi con trai được đến trường mà con gái thì không.
Hình ảnh bạn nữ với ước mơ được đi học như bạn bè cùng trang lứa nhưng vẫn luôn ám ảnh về những lần bị bố đánh, bạn ấy sẽ không thể thực hiện được ước mơ của mình nếu không thoát khỏi sự phân biệt của chính gia đình, ước mơ ấy thật giản đơn mà cũng thật xa vời do mọi người còn phân biệt giới tính.
Em mong muốn ai cũng được đến trường, được học tập, vui chơi mà không bị ngăn cấm, con trai hay con gái cũng đều như nhau, phân biệt giới tính là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của bản thân mỗi bạn dù là con trai hay con gái.
ĐỪNG PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH VỚI ĐỒ CHƠI
Tác giả: Trần Mai Anh (SN 2005)
Mẹ: Hoàng Hồng Tươi
Nhân viên Xí nghiệp 22, Công ty CP 22, Tổng cục Hậu cần
Thông điệp tác phẩm:
Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, cụ thể là sự phân biệt đồ chơi trẻ em theo giới tính
Bức tranh này gồm hình ảnh bé trai với đồ chơi được cho là dành cho con gái: vương miện và gậy phép; và tương tự, hình ảnh bé gái với một quả bóng đá - đồ chơi “dành cho con trai”. Hai đứa trẻ đều đang hạnh phúc với thứ mình đang chơi, mặc dù điều đó hoàn toàn trái với những gì xã hội áp đặt lên chúng.
Đã từ lâu, xã hội mặc định rằng các bé gái phải chơi búp bê, đồ hàng, còn bé trai thì chỉ được chơi với oto, robot, bóng đá… Tại sao lại như vậy? Điều này là do quy chuẩn xã hội về vai trò giới đã tồn tại từ lâu. Theo quy chuẩn ấy, phụ nữ là người chăm sóc, còn đàn ông là người làm chủ. Định kiến ấy đã khiến đồ chơi bị phân loại theo hai danh mục: “Cho bé trai” và “Cho bé gái”, từ đó ảnh hưởng lớn tới lựa chọn của người mua, cũng như cách giáo dục của gia đình với trẻ nhỏ.
Chuyện tưởng chừng như không to tát này có thể dẫn đến sự hạn chế sự phát triển về tư duy và kỹ năng của trẻ, khiến các bé tin rằng vì mình mang giới tính này nên chỉ được chơi những thứ này, trong khi điều đó hoàn toàn không đúng. Đồ chơi không chỉ để giải trí, nó còn là cơ hội để trẻ em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, cũng như giúp các bé tìm ra sở thích hay đam mê của mình. Thay vào đó, chúng ta nên phân loại theo chức năng hoặc chủ đề để trẻ được tự do lựa chọn.
Vì vậy, tôi vẽ bức tranh cổ động này với mong muốn tuyên truyền tới mọi người hãy dừng việc phân loại đồ chơi theo giới tính, thay đổi cách giáo dục con trẻ vì tương lai trẻ em thực sự được phát triển toàn diện.
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Tác giả: Nguyễn Ngọc Dung (SN 2014)
Mẹ: Nguyễn Thúy Hạnh
Hội phụ nữ Khối Tiểu đoàn, Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, Binh chủng Tăng thiết giáp
Thông điệp tác phẩm:
Em mong muốn tất cả mọi người đều có một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc, không có bạo lực trong gia đình, trẻ em được sống trong tình yêu thương và bảo vệ, chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ.
VÌ MỘT THẾ GIỚI KHÔNG BẠO LỰC
Tác giả: Nguyễn Khánh Ngân (SN 2017)
Mẹ: Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Hòa, Ban Thông tin, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Tuyên Quang, Quân khu 2
Thông điệp tác phẩm:
Với ý tưởng là đôi bàn tay tượng trưng cho trái đất, con người Việt Nam với truyền thống đánh giặc, giữ nước của ông cha ta, đôi bàn tay đó luôn che chở khỏi mọi cám dỗ của các tệ nạn xã hội đang len lỏi từng ngày, từng giờ làm cho con người dần đi sâu vào các tệ nạn xã hội, nhưng chính đôi bàn tay đó đã làm cho trái tim của những con người lầm lỗi hướng đến cái thiện, chống lại bạo lực, chúng ta cùng chung tay để bảo vệ khỏi cám dỗ, vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc, một gia đình hạnh phúc, vui vẻ, chan hòa, sẽ là động lực, là sức mạnh đánh bại mọi cám dỗ của xã hội với thông điệp “Vì một thế giới không bạo lực”
THẾ GIỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
Tác giả: Hồ Phi Hưởng (SN 2013)
Mẹ: Nguyễn Thị Vinh
Bảo tàng, Cục Chính trị Quân đoàn 3
Thông điệp tác phẩm:
Trên thế giới hiện nay, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, xung đột, đại dịch Covid-19… đã gây ra những hệ lụy sâu rộng chưa từng có và đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, kéo lùi những thành tựu trong thu hẹp khoảng cách giới những năm vừa qua, đặt ra nhiều thách thức đối với phụ nữ, nhất là gia tăng khoảng cách số, khoảng cách giới trong lãnh đạo ở cả khu vực nhà nước và tư nhân, bạo lực giới và tình trạng thiếu nguồn lực cho việc triển khai các chương trình nâng cao quyền năng phụ nữ. Để có một thế giới bình đẳng giới, mọi người cần chung tay đoàn kết xây dựng phát triển trái đất mà nơi đó phụ nữ và trẻ em gái cần được đặt ở “vị trí trung tâm” trong các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, các nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương hiệu quả, bao trùm và gắn kết các nỗ lực, cơ chế ở từng quốc gia, khu vực với nỗ lực toàn cầu, gắn kết chặt chẽ giữa bình đẳng giới, tiến bộ xã hội và tăng trưởng vì mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và tự cường. Thế giới bình đẳng giới, nâng cao quyền năng của phụ nữ không chỉ là đấu tranh cho công bằng xã hội mà còn là động lực quan trọng cho phát triển cho đất nước và thế giới.