column_right getExtensions 1713515657-1713515657

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1713515657-1713515657

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRONG QUÂN ĐỘI SỐ 2-2022

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRONG QUÂN ĐỘI SỐ 2-2022

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-07-2022

Chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trong Quân đội
SỐ 2-2022

1. Hỏi: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với quân nhân có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định?
Trả lời:

Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân quy định:

  • Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối;
  • Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
2. Hỏi: Đồng chí Thiếu tá QNCN Lê Xuân Anh công tác tại Quân khu 4, hỏi: Năm nay tôi 49 tuổi; tính đến hết tháng 5/2022 tôi có 30 năm công tác liên tục trong quân đội. Tháng 6/2022, tôi được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Vậy mức hưởng lương hưu của tôi được tính như thế nào?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014, thì mức hưởng lương hưu của đồng chí được tính như sau:

20 năm đầu đóng BHXH, tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30, là 10 năm, tương ứng với 10 x 2% = 20% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tỷ lệ phần trăm lương hưu của đồng chí là: 45% + 20% = 65%.

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của đồng chí vào tháng 6/2022 sẽ là 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

3. Hỏi: Người đang hưởng lương hưu hàng tháng, nếu đủ điều kiện ra nước ngoài định cư; có được hưởng trợ cấp BHXH không?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 65 Luật BHXH năm 2014: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng BHXH, trong đó mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

4. Hỏi: Đ/c Nguyễn Văn Xuân hỏi: Tôi sinh tháng 10/1970, là lao động hợp đồng tại một doanh nghiệp quân đội, có thời gian đóng BHXH là 22 năm, trong đó có 17 năm 09 tháng làm nghề khai thác mỏ hầm lò. Vậy đến tháng 8/2022, tôi có đủ điều kiện nghỉ hưu không?
Trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 sửa đổi Điều 54 Luật BHXH năm 2014, thì: Người lao động, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì được nghỉ hưu với mốc tuổi có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.

Về tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, thì “Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.” Cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Như vậy, mốc tuổi nghỉ hưu đối với người làm công việc khai thác than trong hầm lò trong năm 2022 của nam là 50 tuổi 06 tháng, nữ là 45 tuổi 08 tháng. Trường hợp của đ/c, tính đến tháng 8/2022, có tuổi là 51 tuổi 10 tháng và có 22 năm đóng BHXH, trong đó có 17 năm 09 tháng làm công việc khai thác than trong hầm lò; đồng chí đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định.

5. Hỏi: Quy định về đóng tiếp BHXH một lần để hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu?
Trả lời:

Khoản 6 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 quy định về đóng tiếp BHXH một lần để hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu như sau:

Trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

6. Hỏi: Bà Lê Thị Thanh ở Phú Thọ hỏi: Con tôi là chiến sĩ mới nhập ngũ có được tham gia BHYT không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ BHYT?
Trả lời:
  1. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu thì sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ là đối tượng tham gia BHYT. Do đó, chiến sĩ mới nhập ngũ là đối tượng tham gia BHYT.
  2. Trình tự, thủ tục cấp thẻ BHYT đối với quân nhân được quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016, cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cấp thẻ BHYT và chuyển về đơn vị cho người tham gia BHYT.
7. Hỏi: Ông Nguyễn Văn An ở Hà Nam hỏi: Con tôi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đầu năm 2022, hỏi thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào?
Trả lời:

Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 143/2020/TT-BQP ngày 08/12/2020 của Bộ trưởng BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của BQP quy định thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.

8. Hỏi: Quân nhân Hoàng Văn Nam hỏi: Tôi mới nhập ngũ đầu năm 2022, bố mẹ tôi là người dân tộc Tày, làm ruộng và sinh sống tại nông thôn là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ nhưng chưa được địa phương cấp thẻ BHYT, vậy tôi muốn kê khai cấp thẻ theo đối tượng thân nhân quân nhân có được không?
Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập danh sách cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cho người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do đó, bố mẹ đồng chí thuộc đối tượng được địa phương có trách nhiệm cấp thẻ BHYT; đồng chí hãy đề nghị UBND xã nơi bố mẹ của đồng chí đang sinh sống kê khai lập danh sách cấp thẻ BHYT để được hưởng quyền lợi theo quy định.

9. Hỏi: Trách nhiệm của quân nhân trong thực hiện BHYT?
Trả lời:

Điều 27 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016 quy định trách nhiệm của quân nhân trong thực hiện BHYT:

  • Nắm vững các quy định về chính sách BHYT đối với đối tượng quân nhân.
  • Thực hiện đầy đủ các quy định về việc kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin để cấp thẻ BHYT; chấp hành nghiêm chỉnh quy định về quản lý thẻ BHYT tại đơn vị và khi đi KCB.
  • Giữ gìn thẻ BHYT, không tẩy xóa, sửa chữa, không cho người khác mượn thẻ BHYT; sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích.
  • Chấp hành các quy định và hướng dẫn của cơ quan BHXH, cơ sở KCB khi đến KCB, thực hiện đúng quy trình, thủ tục đi KCB.
  • Báo cáo, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền về việc thực hiện chế độ, chính sách BHYT của cơ sở KCB BHYT, của cơ quan BHXH đối với mình.
10. Hỏi: Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế đối với quân nhân được quy định như thế nào?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 20/6/2016, thì phạm vi hưởng BHYT đối với quân nhân được quy định cụ thể như sau:

  1. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con.
  2. Không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  3. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng BHYT gồm: Thuốc, hóa chất, vật tư y tế được phép lưu hành tại Việt Nam và dịch vụ kỹ thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  4. Chi phí vận chuyển trong trường hợp cấp cứu hoặc vượt khả năng chuyên môn phải chuyển tuyến điều trị.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:7
Trong ngày:1653
Trong tuần:5479
Trong tháng:5479
Cả năm:5479
Tổng lượt xem:5479