column_right getExtensions 1732373213-1732373213

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right prepare data 1732373213-1732373213

ẤM MÃI TÌNH BÁC

ẤM MÃI TÌNH BÁC

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:21-12-2023

ẤM MÃI TÌNH BÁC

Thượng tá, NSƯT Trần Ngà, nguyên Biên tập viên âm nhạc của Điện ảnh Quân đội Nhân dân (QĐND) kể, hằng năm, vào ngày 19-5, bà cùng một số đồng nghiệp còn lại trong số những người được trực tiếp phục vụ Bác Hồ lúc sinh thời, vẫn vào Phủ Chủ tịch để dâng hương tưởng nhớ Người. Trong đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị (TCCT) ngày ấy có NSƯT Linh Nhâm, NSND Tường Vi và Trần Ngà, được cử vào biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Họ thay nhau hát, đọc sách báo cho Bác nghe. Đặc biệt, dịp có khách nước ngoài đến Phủ Chủ tịch, Bác cho ba người mang hoa đi tặng. Trần Ngà ít tuổi nhất, thấp bé và tròn trĩnh nên được Bác đặt cho biệt danh “bé hạt mít”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp Anh hùng Liên Xô, phi công vũ trụ G.Ti-tốp, trước nhà sàn của Bác, Trần Ngà thứ hai bên phải (13-11-1966)

Có nhiều tấm ảnh Trần Ngà khi lên chiến khu Việt Bắc tham gia Đoàn Văn công của TCCT và trở về tiếp quản Hà Nội (10-10-1954). Cô thiếu nữ Hà Nội xinh xắn có giọng hát vút cao ấy đã không quản ngại khó khăn lên Điện Biên để biểu diễn phục vụ bộ đội. Ngày ấy, văn công lấy núi đồi, hầm hào, ụ pháo làm sân khấu, lửa nhiệt tình cách mạng làm ánh sáng, họ đã góp phần bé nhỏ làm nên một chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu…”.

Hồi ở chiến khu, Trần Ngà nhiều lần được ngắm Bác Hồ từ xa. Nhưng khoảnh khắc đáng nhớ nhất đối với cô văn công bé nhỏ, lần đầu tiên được thấy Bác rất gần khi đứng trên sân khấu lớn, đèn hoa rạng rỡ của Nhà hát Lớn Hà Nội. Vốn dĩ quen sân khấu nhỏ xíu được trải bằng chiếu trên chiến khu hay giữa trận địa, nên đứng từ hậu đài nhìn ra sân khấu lớn, bà thấy run. Sau tiết mục của mình, vào phía trong, được mọi người chúc mừng bà không thôi hồi hộp. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo đều vỗ tay nhiệt thành. Năm 1961, bà được tham gia đội ngũ những người phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tới khi Người đi xa.

NSƯT Trần Ngà tự hào vì vinh dự được phục vụ Bác Hồ

Một nghệ sĩ khác có vinh dự nhiều lần được gặp Bác Hồ là Đại úy Từ Thị Công Lễ, vốn là diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 5. Đứa con của dân tộc H’rê từ Quảng Ngãi ra Hà Nội học trường học sinh miền Nam ở Gia Lâm. Trung thu năm 1956, với thành tích học tập, cô được chọn vào đoàn giáo viên, học sinh lên thăm Bác Hồ. Xe vừa dừng, cả đoàn tính chạy lên cầu thang vào phòng khách. Nhưng bất ngờ, Bác đi vòng từ phía sau Phủ Chủ tịch ra đón. Người dẫn đoàn đến bậc thang ở sân rồi ra hiệu cho tất cả cùng ngồi xuống. Công Lễ vinh dự được ngồi cạnh Bác Hồ.

Đội Văn công Trung đoàn 120 bộ đội Tây Nguyên (tiền thân của Đoàn Văn công Quân khu 5) đóng tại Vinh, Từ Thị Công Lễ là diễn viên. Cuối năm 1957, Bác Hồ về Vinh nói chuyện với các đơn vị bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, cô diễn viên trẻ ấy chỉ đứng từ xa. Mãi đến năm 1961, khi Bác về thăm quê, các nữ văn công tham gia phục vụ đón Người ở sân bay Vinh. Từ Thị Công Lễ ôm hoa tặng Bác và được Người ôm vào lòng.

Cô gái Từ Thị Công Lễ đứng cạnh phía sau trong lần đón Bác

Ấn tượng nhất là khi Đoàn Văn công Quân khu 5 được vào Phủ Chủ tịch biểu diễn phục vụ Bác Hồ năm 1967. Sau buổi biểu diễn, Người khen, các cháu diễn hay lắm. Và hỏi, các cháu có đói không? Các cháu ăn phở nhé! Nói rồi, Bác quay sang nhà thơ Tố Hữu dặn dò: Chú nhớ cho các cháu ăn thật no, thật ngon vào rồi mới để các cháu về! Trước khi ra về, cả đoàn được chụp ảnh với Bác Hồ. Ai cũng muốn cũng len vào để được gần Bác kính yêu. Đây cũng là lần cuối cô gái H’rê được gặp Bác Hồ. Khi nghe tin Bác mất, đang dạy múa, bà không kìm được nước mắt.

Ông Lê Tôn Sùng với thư của Bác Hồ gửi Đoàn Văn công

Sau ngày thống nhất đất nước, bà Công Lễ cùng chồng về Đoàn Văn công Quân khu 5. Tuy đã nghỉ hưu, song ông bà vẫn tham gia các hoạt động văn nghệ, mang lời ca tiếng hát phục vụ người dân Đà Nẵng. Bà cho biết, 90 năm cuộc đời với biết bao vui buồn và những ký ức tuyệt vời, song những lần được gặp Bác là những ngày hạnh phúc và ý nghĩa nhất. Sau này, mỗi lần dàn dựng hay biểu diễn các tiết mục hát múa về Bác Hồ, trong lòng bà luôn trào dâng niềm xúc động sâu xa và đinh ninh phải sống xứng đáng là con cháu của Người. Trung tá Lê Tôn Sùng (từng được gặp Bác Hồ), tiếp lời vợ, ông bảo, được tận mắt thấy hình ảnh vị lãnh tụ dân tộc gần gũi, bình dị, thật xúc động. Chúng tôi hứa với lòng mình phải sống thật xứng đáng với Người.

Đặng Tuệ Lâm

BÀI VIẾT NỔI BẬT