column_right getExtensions 1713911878-1713911878

column_right module news_latest

column_right module news_featured

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module news_by_category

column_right module banner

column_right module visitor

column_right prepare data 1713911878-1713911878

TỪ CHỐT BIÊN PHÒNG…

TỪ CHỐT BIÊN PHÒNG…

Đăng bởi: Admin Ngày đăng:19-11-2022

TỪ CHỐT BIÊN PHÒNG…

Trung tá QNCN Lê Thị Vân, nhân viên kiểm thể, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) đã có hơn 4 năm gắn bó với dải đất biên giới A Ngo, A Bung, huyện Đakrông.

Trên chốt chống dịch

Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, lưu lượng người, phương tiện xuất nhập cảnh qua cửa khẩu giảm, công việc chuyên môn bớt đi vài phần, thế nhưng không vì thế mà chị Vân được “nhàn rỗi”.

Trung tá QNCN Lê Thị Vân tại chốt Biên phòng số 85, chuẩn bị bữa cơm trưa

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “kép”, Đồn Biên phòng La Lay duy trì 04 chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch. Những ngày đầu, chốt được dựng trong rừng, kiểm soát người qua lại các đường mòn, lối mở. Chốt chỉ là nhà tạm, lều bạt dã chiến. Có nơi không điện, ở xa đơn vị, phải tự nấu ăn nên cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ gặp không ít khó khăn.

Chị Vân đề xuất với chỉ huy đơn vị, đến thăm, động viên anh em bằng cách đi chợ giúp các chốt. Nhiều khi, chị còn ở lại giúp cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị cơm nước. Hình ảnh nữ trung tá với trang phục dã chiến xuất hiện tại các chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 bất kể thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người hiểu hơn về những vất vả của người lính nơi tuyến đầu…

Được sự quan tâm của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, các chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch của Đồn Biên phòng La Lay có sự đổi mới. Lều bạt dã chiến đã được thay bằng nhà tôn, nhà lắp ghép với nhiều hạng mục để phục vụ tốt nhất cho công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên chốt. Chính quyền và nhân dân hai xã A Bung, A Ngo không tiếc công, tiếc sức tham gia vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị để lắp đặt tại các chốt.

Nghĩa đồng bào

Từ trước đến nay, đồng bào Vân Kiều ở A Ngo, A Bung chỉ quen gặp các “chú” thì nay đã bắt đầu biết thêm “O Vân” biên phòng. Hai năm qua, khu vực biên giới Quảng Trị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ bất thường và dịch Covid-19, cuộc sống vì thế mà gặp rất nhiều khó khăn.

Phát cháo tại cơ sở 2 Bệnh viện Đa khoa Đakrông

Khi người dân cần hỗ trợ thì cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng La Lay đều có mặt để giúp đỡ và triển khai các việc thiện nguyện cho bà con. Những người lính biên phòng dầm mình trong mưa gió để ứng cứu, giúp nhân dân vượt qua bão lũ. Tiếp đó, họ lại đồng hành cùng các chuyến xe thiện nguyện chuyển hàng cứu trợ cho đồng bào nơi biên giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh. Và trong những chuyến đi ấy luôn có mặt chị Vân.

Gần gũi với người dân trên địa bàn nên chị biết mẹ Y Lăm sống một mình, chị Y Dục khó khăn vì nhà nghèo lại đông con. Các đoàn thiện nguyện đến xã A Bung, A Ngo tặng quà, chuyển những cân gạo, gói muối, cá khô cho mẹ Y Lăm, chị Y Dục.

Đã hơn 3 năm, Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng La Lay duy trì mô hình “Bát cháo tình thương” tại cơ sở 2 Bệnh viện Đa khoa Đakrông ở xã Tà Rụt (huyện Đakrông) và mô hình “Ổ bánh mì biên giới” cho học sinh trên địa bàn hai xã A Ngo, A Bung. Công việc của Đoàn nhưng chị Vân thường xuyên tham gia. Để kịp bữa sáng cho bệnh nhân, chị và mọi người phải thức dậy từ sớm nấu cháo rồi vận chuyển ra xã Tà Rụt cách đơn vị hơn chục cây số. Nhiều lần phát bánh mì cho các cháu học sinh, chị không kìm được xúc động. Mong sao, các cháu sẽ cố gắng hơn nữa trong học tập để sau này trưởng thành, tiến bộ…

Chị Vân chia sẻ, có đi mới thấy được giá trị của tình người trong khó khăn, hoạn nạn. Múc bát cháo trao bà con, thấy niềm vui trong mắt họ mình cũng thấy thật hạnh phúc. Những lần về vùng biên, nhìn nụ cười hồn nhiên của con trẻ khi nhận được món quà nhỏ từ các đoàn thiện nguyện, hay những lời cảm ơn từ những cụ già nhận được chiếc chăn ấm, chị thấy xung quanh mình còn nhiều mảnh đời cực khổ, để từ đó biết bằng lòng và quý trọng những gì mình đang có…

Bài và ảnh: THANH TRÚC

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Thống kê truy cập

Đang online:4
Trong ngày:983
Trong tuần:5757
Trong tháng:12280
Cả năm:12280
Tổng lượt xem:12280